Đặc sản ca trù phố cổ Hà Nội
Phố Hàng Bạc, tối thứ Tư, tiếng hát vang lên trong ngôi đình Kim Ngân ở số 42 - 44 Hàng Bạc (Hà Nội) như níu kéo bước người đi đường. Khu phố sầm uất bỗng nhiên cô đọng vào một không gian ca trù do CLB Ca trù Hà Nội diễn xướng.
Tiếng hát đó là của NSƯT Bạch Vân. Theo đuổi ca trù được hơn 30 năm, đến nay, khi tuổi đã ngoài ngũ tuần, người phụ nữ ấy vẫn một mình trên con đường phục dựng ca trù miền Bắc như một mối lương duyên tiền định. Năm 1991, bà và một số người bạn chung đam mê thành lập CLB Ca trù Hà Nội với gần 200 hội viên, trở thành câu lạc bộ ca trù đầu tiên ở Việt Nam.
Từ khi có Câu lạc bộ, Bạch Vân dồn hết tâm sức để mở mang, phát triển. Bà tự bỏ tiền túi tổ chức các buổi biểu diễn miễn phí, đích thân đi mời và đưa đón các nghệ nhân tới biểu diễn. Bà còn tích cực tìm kiếm những giọng hát hay để truyền nghề. Tuy nhiên, theo học ca trù đến nơi đến chốn không dễ dàng.
Bùi Thị Ngọc Oanh, sinh viên năm 3 trường Đại học Ngoại thương chia sẻ: “Em dành thời gian 4 tháng để học, nhưng cũng chỉ mới biết được phách và 1, 2 câu của bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết”. Muốn hát biểu diễn, học viên phải học ít nhất là 3 năm, thuộc 70 đến 100 làn điệu. Thời gian và sự khắt khe vốn có của dòng nhạc quý tộc làm khó cho chính những người trẻ đam mê dòng nhạc này. Chị Hương Ly, tình nguyện viên của CLB chia sẻ: “Nhiều bạn trẻ thích ca trù nhưng chưa có điều kiện tiếp xúc. Với sinh viên, bỏ ra 100.000 đồng để vào nghe ca trù cũng khó”.
Xây dựng nơi hát ca trù giữa phố cổ Hà Nội không hề dễ dàng, một tay Bạch Vân phải lo toàn bộ chi phí sắm bàn ghế, trang trí, điện nước tại đình Kim Ngân. Chưa kể những buổi hát chỉ có duy nhất một người nghe, nhưng vẫn phải hát để duy trì hoạt động. Đến nay, cứ mỗi tối thứ 4, thứ 6 và Chủ nhật, khách đến nghe hát đã đều đặn hơn. Mỗi buổi diễn thu hút được chừng hơn chục người, đa số là khách nước ngoài.
Các thành viên CLB ngoài biểu diễn thường dành thời gian để giao lưu với khán giả, giúp họ hiểu hơn về những điển tích trong bài hát và nét đặc sắc của ca trù. “Nhiều người nước ngoài tỏ ra thán phục, thậm chí ở lại Việt Nam thêm vài ngày để được nghe những làn điệu ca trù, trong khi đó người Việt lại tỏ ra thờ ơ” - Bạch Vân buồn rầu nói.
Khó khăn như vậy, nhưng Bạch Vân vẫn kiên quyết “giữ đất” nơi phố cổ. Bà cho biết, ca trù là “đặc sản” của Hà Nội vì môn nghệ thuật này vốn là dành cho tầng lớp vua quan ngày trước nên Hà Nội vẫn là nơi lưu giữ ca trù nhiều nhất. Vì thế bảo tồn, phát triển ca trù tại Thủ đô là chuyện phải làm.
Cứ mỗi tối, tiếng hát trong trẻo hơi đượm buồn của đào nương đệ nhất Hà Thành lại réo rắt vang lên hòa cùng tiếng đàn đáy, nhịp trống chầu gợi nhớ về hình ảnh của một đêm hát cửa đình xưa. Trong tiếng hát ấy như còn khắc khoải về một tương lai cho ca trù.
Từ khi có Câu lạc bộ, Bạch Vân dồn hết tâm sức để mở mang, phát triển. Bà tự bỏ tiền túi tổ chức các buổi biểu diễn miễn phí, đích thân đi mời và đưa đón các nghệ nhân tới biểu diễn. Bà còn tích cực tìm kiếm những giọng hát hay để truyền nghề. Tuy nhiên, theo học ca trù đến nơi đến chốn không dễ dàng.
Bùi Thị Ngọc Oanh, sinh viên năm 3 trường Đại học Ngoại thương chia sẻ: “Em dành thời gian 4 tháng để học, nhưng cũng chỉ mới biết được phách và 1, 2 câu của bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết”. Muốn hát biểu diễn, học viên phải học ít nhất là 3 năm, thuộc 70 đến 100 làn điệu. Thời gian và sự khắt khe vốn có của dòng nhạc quý tộc làm khó cho chính những người trẻ đam mê dòng nhạc này. Chị Hương Ly, tình nguyện viên của CLB chia sẻ: “Nhiều bạn trẻ thích ca trù nhưng chưa có điều kiện tiếp xúc. Với sinh viên, bỏ ra 100.000 đồng để vào nghe ca trù cũng khó”.
Xây dựng nơi hát ca trù giữa phố cổ Hà Nội không hề dễ dàng, một tay Bạch Vân phải lo toàn bộ chi phí sắm bàn ghế, trang trí, điện nước tại đình Kim Ngân. Chưa kể những buổi hát chỉ có duy nhất một người nghe, nhưng vẫn phải hát để duy trì hoạt động. Đến nay, cứ mỗi tối thứ 4, thứ 6 và Chủ nhật, khách đến nghe hát đã đều đặn hơn. Mỗi buổi diễn thu hút được chừng hơn chục người, đa số là khách nước ngoài.
Các thành viên CLB ngoài biểu diễn thường dành thời gian để giao lưu với khán giả, giúp họ hiểu hơn về những điển tích trong bài hát và nét đặc sắc của ca trù. “Nhiều người nước ngoài tỏ ra thán phục, thậm chí ở lại Việt Nam thêm vài ngày để được nghe những làn điệu ca trù, trong khi đó người Việt lại tỏ ra thờ ơ” - Bạch Vân buồn rầu nói.
Khó khăn như vậy, nhưng Bạch Vân vẫn kiên quyết “giữ đất” nơi phố cổ. Bà cho biết, ca trù là “đặc sản” của Hà Nội vì môn nghệ thuật này vốn là dành cho tầng lớp vua quan ngày trước nên Hà Nội vẫn là nơi lưu giữ ca trù nhiều nhất. Vì thế bảo tồn, phát triển ca trù tại Thủ đô là chuyện phải làm.
Cứ mỗi tối, tiếng hát trong trẻo hơi đượm buồn của đào nương đệ nhất Hà Thành lại réo rắt vang lên hòa cùng tiếng đàn đáy, nhịp trống chầu gợi nhớ về hình ảnh của một đêm hát cửa đình xưa. Trong tiếng hát ấy như còn khắc khoải về một tương lai cho ca trù.