Chén trà thời Tống
Trà có xuất xứ từ Trung Hoa, được trồng từ thời tiền sử và lúc đầu được dùng như một phương thuốc thảo mộc. Lục Vũ 陸羽 (733–804) viết Trà Kinh (Chajing 茶经) năm 780, là tác phẩm viết về trà đầu tiên trên thế giới. Về vị trà ông viết : “ Nếm vào có vị nồng chát nhưng để lại vị ngọt sau khi nuốt uống, gọi là trà (茶).
Chén trà men xanh được chế tác tại Long Tuyền, tỉnh triết Giang, Đông Nam Trung Quốc dưới triều Nam Tống (1127-1279). |
Ông cũng phân biệt trà với các loại thức uống khác: “ Để làm dịu cơn khát , chúng ta uống nước nóng. Để xua đi buồn lo chúng ta uống rượu. Để làm đầu óc minh mẫn chúng ta uống trà.”
Lục vũ ưa thích chén trà men xanh hơn chén trà men trắng vì theo ông chất liệu chén trà men xanh 青瓷茶碗 giống như ngọc và băng mang lại màu trà xanh. Còn chén trà men trắng giống như bạc và tuyết, làm trà xanh xuất hiện màu đỏ.
Lục vũ ưa thích chén trà men xanh hơn chén trà men trắng vì theo ông chất liệu chén trà men xanh 青瓷茶碗 giống như ngọc và băng mang lại màu trà xanh. Còn chén trà men trắng giống như bạc và tuyết, làm trà xanh xuất hiện màu đỏ.
Tea bowl 茶碗
Southern Song 南宋 dynasty 1127–1279,
Longquan 龍泉, Zhejiang 浙江 province,
south-east China
porcelaneous stoneware
(Longquan ware 青瓷)
5.2 x 13.0 cm diameter
Gift of H. W. Kent, 1938 (3699-D3)
Đồ gốm nung cao lửa được Trung Hoa phát minh rất sớm từ thế kỷ 16 trước Công Nguyên. Chúng đạt đến mức độ hoàn thiện mỹ thuật dưới triều Tống (960-1279). Long Tuyền 龍泉, tỉnh triết Giang Zhejiang 浙江, Đông Nam Trung Quốc trở thành trung tâm đồ gốm men xanh (qingci 青瓷) dưới triều Bắc Tống (960-1127) và đạt đến đỉnh cao dưới triều Nam Tống (1127- 1279). Sành cốt đá (stoneware) và sứ (porcelane) là đồ gốm không thấm được làm từ đất sét chứa hàm lượng cao silica , mà sẽ tan chảy kết khối (fuse) khi nung đất ở nhiệt độ cao . Đồ sứ Long Tuyền – Longquan với xương gốm xám nhạt và men xanh lá khi nung men oxyt sắt trong môi trường nghèo oxy. Hệ thống được gọi là lò rồng (dragon kiln) nung bằng củi là loại lò nung chính ở miền nam TQ. Loại lò này dài và ngoằn ngoèo lượn sóng trải dài lên sườn đồi dốc. Đồ sứ Long Tuyền với hình dáng cổ điển , vững chải và men bóng dày rất nổi tiếng trong nước và xuất khẩu đại trà ra các đất nước châu Á khác, cũng như Trung Đông. Đồ gốm nung cao lửa – Sành cốt đá (stoneware) và sứ (porcelane) – là một trong những quà tặng tuyệt vời của Trung Hoa cho thế giới. Đồ sứ men xanh Long Tuyền nổi tiếng được gọi là đồ Celadon ở phương Tây.
Chiếc chén mõng men trắng này được trang trí khắc vạch cánh hoa sen dưới lớp men. Chén được nung xếp úp lại bên trong các bao nung chồng lên nhau, viền miệng chén để mộc không quét men, sau khi nung được bọc vành vàng. Sự hoàn hảo kỹ thuật tìm thấy ở việc nặn thành công thân chén trắng chắc và mỏng, một cái đế nhỏ thanh tú và viền kim loại. Bằng việc loại bỏ thành phần oxyt sắt, nguyên nhân tạo màu cho cốt và men của gốm men xanh, các lò gốm phương bắc đã phát triển được một dòng gốm cao lửa, men trắng vào thế kỷ thứ VII. Trái ngược với loại lò rồng ở miền nam TQ, các lò nung ở miền bắc TQ trông giống hình tổ ong và dùng than làm nhiên liệu cháy. Đồ sứ trắng Ding (Bạch Định) – Ding 定瓷là đồ sứ ngự dụng chính thức đầu tiên của triều đình Tống.
Chiếc chén mõng men trắng này được trang trí khắc vạch cánh hoa sen dưới lớp men. Chén được nung xếp úp lại bên trong các bao nung chồng lên nhau, viền miệng chén để mộc không quét men, sau khi nung được bọc vành vàng. Sự hoàn hảo kỹ thuật tìm thấy ở việc nặn thành công thân chén trắng chắc và mỏng, một cái đế nhỏ thanh tú và viền kim loại. Bằng việc loại bỏ thành phần oxyt sắt, nguyên nhân tạo màu cho cốt và men của gốm men xanh, các lò gốm phương bắc đã phát triển được một dòng gốm cao lửa, men trắng vào thế kỷ thứ VII. Trái ngược với loại lò rồng ở miền nam TQ, các lò nung ở miền bắc TQ trông giống hình tổ ong và dùng than làm nhiên liệu cháy. Đồ sứ trắng Ding (Bạch Định) – Ding 定瓷là đồ sứ ngự dụng chính thức đầu tiên của triều đình Tống.
Hình dáng của các chén trà này thanh lịch và men trơn bóng, chén trà men xanh có màu men xanh dịu và trong, và chén men trắng đậm màu ngà được trang điểm thêm viền vàng. Cả hai loại chén sứ này thôi thúc người dùng có cảm giác thích được cầm nắm búng gõ, men mịn màng có hiệu quả an thần và khi gõ vào vang như tiếng chuông.Tuy nhiên chính vẻ đẹp của trà trong chén đựng mới là điều Lục Vũ quan tâm hơn là vẻ đẹp của bản thân cái chén.