Soi Vàng Tân Cương
Trong cuốn Địa chí Thái Nguyên (xuất bản năm 2009), địa danh Soi Vàng được nhắc đến với nội dung: “Là một xóm của xã của Tân Cương, T.P Thái Nguyên; nguyên là vùng soi, bãi bên bờ sông Công; một vùng trồng nhiều chè của đất Tân Cương. Nơi đây có nhiều đơn vị bộ đội từng đóng quân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước”.
Cái tên Soi Vàng có lẽ xuất phát từ địa thế bằng phẳng ven sông và đất đai màu mỡ của xóm. Cũng vì địa thế thuận lợi mà nhiều đơn vị bộ đội ta đã lựa chọn đây làm nơi đóng quân và huấn luyện. Ông Nguyễn Ngọc Oanh, 80 tuổi, người dân xóm Soi Vàng cho biết: Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Trường Sĩ quan Lục quân và Trường Quân chính đã sơ tán về Soi Vàng. Khi ấy, xóm mới chỉ có vài chục nóc nhà. Giáo viên và học viên Nhà trường một số tự dựng lán, số còn lại ở cùng với các hộ dân trong xóm. Những ngày nắng ráo, học viên của Trường lại tổ chức huấn luyện và duyệt binh ở khu đất bằng phẳng rìa sông. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng có lần đến kiểm tra công tác học tập và luyện tập của Nhà trường.
Trong kháng chiến chống Mỹ, có rất nhiều đơn vị quân đội đã di chuyển qua và dừng lại đóng quân tại đây. Thời gian lâu nhất phải kể đến đơn vị Pháo phòng không được bố trí tại khu vực điểm cao núi Guộc (nơi giáp ranh giữa xóm Guộc và Soi Vàng). Đơn vị pháo làm lán ở dọc bờ sông Công thuộc địa phận xóm Soi Vàng. Bà Nguyễn Thị Nhẽ, 77 tuổi, người dân trong xóm nhớ lại: “Sau những buổi huấn luyện vất vả, các chiến sĩ lại giúp bà con thu hái chè và những công việc đồng, tình cảm quân dân rất gắn bó. Đầu năm 1972, có rất nhiều đơn đơn vị của Trung Quốc đưa xe cơ giới, vận chuyển các thiết bị máy móc và vũ khí về và ở tại vườn nhà tôi trong gần nửa năm”.
Ngày nay, Soi Vàng được biết đến là vùng trồng chè trọng điểm của xã Tân Cương, với các giống chè mới có năng suất cao.
Trong kháng chiến chống Mỹ, có rất nhiều đơn vị quân đội đã di chuyển qua và dừng lại đóng quân tại đây. Thời gian lâu nhất phải kể đến đơn vị Pháo phòng không được bố trí tại khu vực điểm cao núi Guộc (nơi giáp ranh giữa xóm Guộc và Soi Vàng). Đơn vị pháo làm lán ở dọc bờ sông Công thuộc địa phận xóm Soi Vàng. Bà Nguyễn Thị Nhẽ, 77 tuổi, người dân trong xóm nhớ lại: “Sau những buổi huấn luyện vất vả, các chiến sĩ lại giúp bà con thu hái chè và những công việc đồng, tình cảm quân dân rất gắn bó. Đầu năm 1972, có rất nhiều đơn đơn vị của Trung Quốc đưa xe cơ giới, vận chuyển các thiết bị máy móc và vũ khí về và ở tại vườn nhà tôi trong gần nửa năm”.
Ngày nay, Soi Vàng được biết đến là vùng trồng chè trọng điểm của xã Tân Cương, với các giống chè mới có năng suất cao.