Thánh trà Lục Vũ
Lục Vũ (陆羽) (sinh năm 733, mất năm 804 sau công nguyên) là một trà sư sống vào đầu triều đại nhà Đường. Nói theo ngôn ngữ hiện nay thì trà gắn liền với sự nghiệp của ông. Lục Vũ thuộc vào hạng xuất chúng trong số các trà sư, tức là những người hái, chế biến và pha trà cho các thượng khách của mình. Những thượng khách này thường là các gia đình quý tộc, thượng lưu của triều đại nhà Đường (618—907 SCN), một số còn thuê trà sư riêng để phục vụ cho họ.
Tuy vậy Lục Vũ không phải là một trà sư bình thường, ông được biết đến với danh hiệu "Thánh Trà" (茶圣). "Trà đạo" của Lục Vũ nhận ảnh hưởng sâu sắc từ truyền thống tu dưỡng bản thân của Trung Hoa. Người đương thời thấy ông có các khả năng siêu thường nên đã coi ông như một vị Thánh Trà.
Giai thoại về Lục Vũ, cũng như giai thoại về việc trà đươc phổ biến vào triều Đường, bắt nguồn từ một ngôi chùa Phật giáo. Lục Vũ từng được một vị sư cưu mang và nuôi nấng. Từ thuở thiếu thời, ông đã nhận nhiệm vụ pha trà cho sư phụ mình, vốn là một kỳ nhân trong văn hóa trà. Sau này thay vì xuất gia, Lục Vũ lại trở thành một học giả Nho giáo có niềm đam mê về trà.
Các văn tự triều Đường ghi nhận rằng Lục Vũ là một trà sư chuyên nghiệp. Trong Phong Thị Văn Kiến Ký (封氏聞見記) - sử ký của gia tộc họ Phong triều Đường có kể về một vị quan tên Lý Quý Khanh (李季卿) đã thuê Lục Vũ pha trà cho mình, ngoài ra cuốn sử còn kể rằng Lục Vũ là một trà sư rất có danh tiếng. Lục Vũ đã nổi danh về nghệ thuật trà từ sau khi ông biên soạn cuốn "Trà Kinh" (茶经).
Các văn tự triều Đường ghi nhận rằng Lục Vũ là một trà sư chuyên nghiệp. Trong Phong Thị Văn Kiến Ký (封氏聞見記) - sử ký của gia tộc họ Phong triều Đường có kể về một vị quan tên Lý Quý Khanh (李季卿) đã thuê Lục Vũ pha trà cho mình, ngoài ra cuốn sử còn kể rằng Lục Vũ là một trà sư rất có danh tiếng. Lục Vũ đã nổi danh về nghệ thuật trà từ sau khi ông biên soạn cuốn "Trà Kinh" (茶经).
Trà Kinh là cuốn sách dạy về trà đầu tiên trên thế giới. Nó không chỉ là một cuốn sách hướng dẫn thông thường, mà nó còn đưa độc giả bước vào thế giới quan của Lục Vũ, một thế giới thấm nhuần giáo lý của Phật và Đạo. Phật tính đã tỏa sáng qua từng trang sách.
Có những khoảng thời gian dài, Lục Vũ sống ẩn dật trên núi, mà theo tương truyền đó là nơi ở của các vị Phật, Đạo, Thần. Trong thời gian sống một mình, Lục Vũ đã leo lên những ngọn núi chưa từng có người đặt chân đến, để tìm những cây trà dại quý hiếm và những nguồn nước trong lành nhất.
Có những khoảng thời gian dài, Lục Vũ sống ẩn dật trên núi, mà theo tương truyền đó là nơi ở của các vị Phật, Đạo, Thần. Trong thời gian sống một mình, Lục Vũ đã leo lên những ngọn núi chưa từng có người đặt chân đến, để tìm những cây trà dại quý hiếm và những nguồn nước trong lành nhất.
Cuốn sách của Lục Vũ đã gây tiếng vang trong thời nhà Đường và tạo nên một làn sóng yêu thích trà trên khắp Trung Hoa rộng lớn. Nhiều người đã sưu tầm những phiên bản của bộ ấm chén uống trà gồm 24 món được ghi chép trong Trà Kinh. Những người giàu thì sưu tập các phiên bản làm bằng bạc hoặc gốm sứ hảo hạng. Nhưng bản thân Lục Vũ lại không thích sự khoa trương.
Ông giảng rằng trà "không phải là sự xa hoa". Ông đánh giá cao việc thưởng thức hương vị trà và khuyến khích rằng mỗi lần chỉ nên uống 3 tách trà.
Phong cách khiêm nhường của Lục Vũ mang đậm sắc thái của học thuyết "Trung Dung" trong Nho giáo, một khái niệm căn bản trong tu dưỡng bản thân tại Trung Hoa cổ xưa.
Ông giảng rằng trà "không phải là sự xa hoa". Ông đánh giá cao việc thưởng thức hương vị trà và khuyến khích rằng mỗi lần chỉ nên uống 3 tách trà.
Phong cách khiêm nhường của Lục Vũ mang đậm sắc thái của học thuyết "Trung Dung" trong Nho giáo, một khái niệm căn bản trong tu dưỡng bản thân tại Trung Hoa cổ xưa.
Các văn tự triều Đường còn ghi chép lại những khả năng siêu phàm của Lục Vũ. Có một điển cố kể về một vị tướng quân đã vô cùng kinh ngạc khi thấy Lục Vũ có khả năng biết được nguồn nước chỉ nhờ vào mùi vị của nó.
Những văn tự lịch sử triều Đường khác cũng khẳng định rằng Lục Vũ được bách tính coi là một vị Thánh khi ông còn sống và sau khi ông mất. Còn có một ghi chép nói rằng vào thời nhà Đường, người ta thường treo chân dung của Lục Vũ trong phòng trà và thờ cúng ông.
Đây chính là lý do người đời tôn sùng Lục Vũ, tác giả cuốn sách dạy về trà đầu tiên trên thế giới, người phổ truyền văn hóa trà khắp Trung Hoa.
Về sau vào cuối triều Tống, khi phương pháp chế biến lá trà được cải tiến, người bình thường cũng có thể dễ dàng pha trà. Thời hoàng kim của các trà sư đã qua đi.
Nhưng Lục Vũ sẽ mãi mãi được tôn vinh là "Thánh Trà" và là nhân vật có tầm ảnh hưởng bậc nhất trong văn hóa trà truyền thống của Trung Hoa.
Những văn tự lịch sử triều Đường khác cũng khẳng định rằng Lục Vũ được bách tính coi là một vị Thánh khi ông còn sống và sau khi ông mất. Còn có một ghi chép nói rằng vào thời nhà Đường, người ta thường treo chân dung của Lục Vũ trong phòng trà và thờ cúng ông.
Đây chính là lý do người đời tôn sùng Lục Vũ, tác giả cuốn sách dạy về trà đầu tiên trên thế giới, người phổ truyền văn hóa trà khắp Trung Hoa.
Về sau vào cuối triều Tống, khi phương pháp chế biến lá trà được cải tiến, người bình thường cũng có thể dễ dàng pha trà. Thời hoàng kim của các trà sư đã qua đi.
Nhưng Lục Vũ sẽ mãi mãi được tôn vinh là "Thánh Trà" và là nhân vật có tầm ảnh hưởng bậc nhất trong văn hóa trà truyền thống của Trung Hoa.