Gặp người lập kỷ lục Việt Nam trên đất chè Thái
Khác với những kỷ lục giật gân, kinh dị, câu khách như móng tay dài nhất, râu dài nhất, ăn nhiều côn trùng nhất… ông đạt kỷ lục Việt Nam với bộ sưu tập độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Ấm trà cổ.
Một số ấm trà cổ do ông Vũ Quý Nhân sưu tầm được trưng bày phục vụ du khách tại Festival Trà Thái Nguyên
Con đường kỷ lục
Gặp nghệ danh Vũ Quý Nhân trong không khí Thái Nguyên tưng bừng chuẩn bị tổ chức Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai, năm 2013, chúng tôi lại có dịp được chiêm ngưỡng bộ sưu tập ấm trà quý của ông. Theo chân ông lên gian gác nhỏ, nơi cất giữ những tài sản mà ông cho là vô giá do chính ông đã dày công sưu tầm trong hơn 15 năm qua, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự lao động không mệt mỏi nhằm tôn vinh nghệ thuaatjk và văn hóa trà của người Việt Nam.
Tiếp chúng tôi với một ấm trà nóng, ông vừa pha trà với thao tác điêu luyện, vừa kể lại con đường mà ông đã khám phá, tìm tòi để có được bộ sưa tập đạt kỷ lục này. Trong chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 18, do Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam - Vietkings tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, ông là người Thái Nguyên đầu tiên đạt kỷ lục Việt Nam . Ông cho biết, ông đã đi qua nhiều vùng gốm sứ nổi tiếng từ Bắc chí Nam như Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, lái Thiêu, Biên Hòa… đến đâu ông cũng lân la, dò tìm bằng được những loại ấm cổ độc nhất của vùng. Có những chiếc ấm ông phải mất hàng năm trời, đi lại nhiều lần mới thuyết phục được người ta bán cho. Lý do cũng bởi vì đó là chiếc ấm gia truyền của cha ông để lại, nhưng cảm mến tấm chân tình và niềm đam mê của ông nên mới đồng ý bán. Lại có chiếc ấm, ông nghe người ta kháo, ở một tỉnh nọ, có một chiếc ấm quý có tuổi thọ vài trăm năm nhưng đã bao lái buôn đến rồi lại đi tay không. Thế là ông lặn lội khăn gói lên đường. Sau 3 ngày “thuyết trình”, chiếc ấm đã thuộc sở hữu ông. Ông bảo, ông mua được nó không phải vì ông trả giá cao mà vì ông biết quý ấm, biết trân trọng và giữ gìn ấm. Đến thời điểm đạt kỷ lục “Người sưu tập ấm trà nhiều nhất”, ông có trên 300 ấm trà cổ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, còn có một số đĩa cổ, chén cổ, bát cổ, khay trà cổ và các loại hỏa lò, bộ đồ pha trà… Điều đó chứng tỏ, trong dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam, văn hóa ẩm thực trà đã có từ rất lâu đời và hầu như ở nơi đâu tren dải đất Việt cũng có. Và nó cũng minh chứng cho sự uống trà cũng cầu kỳ, độc đáo vô cùng.
Sự độc đáo của các kiểu ấm trà
Nếu bạn đã một lần chiêm ngưỡng bộ sưu tập ấm trà của ông Vũ, chắc chắn bạn sẽ có một cách nhìn mới hơn, toàn diện hơn về văn hóa trà của người Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua. Từ những kiểu dáng độc đáo và chất liệu của từng chiếc ấm đến những đường nét, họa tiết, hoa văn cầu kỳ, màu sắc của từng ấm trà sẽ cho bạn thấy rất bất ngờ như lạc vào câu chuyện cổ tích về những chiêc sấm trà và mỗi chiếc lại có một tiếng nói riêng, có hoàn cảnh và số phận riêng. Bộ sưu tập của ông độc đáo từ kiểu dáng tròn, trụ, vuông, dẹt, đến chất liệu như đất nung, sành sứ, đá, đồng, bạc, vàng; từ ấm Tiên, ấm Phật, ấm Tứ linh “Long Ly Quy Phụng”, ấm Tứ quý “Tùng, Cúc, Trúc, Mai” đến màu sắc, họa tiết, hoa văn của mỗi chiế ấm cũng độc đáo, biến hóa vô cùng. Nhiều chiếc trong bộ sưa tập của ông có thể liệt kê vào hàng “độc nhất vô nhị”. Đầu tiên phải kể đến chiếc ấm gà thần được làm từ loại gốm quý hiếm mà theo ông nó có tuổi thọ đến vài trăm năm. Hay chiếc ấm đầu gà ba chân có hình dáng hết sức độc đáo và lạ mắt, vòi ấm có hình một chiếc đầu của chú gà trống…
Duyên nợ với trà – Cái tâm với trà
Khi hỏi tại sao ông lại có sở thích sưa tập ấm trà cổ và các mẫu chè ngon của một số nước trên thế giới, ông tâm sự: Tôi thấy mình thật may mắn được sinh sống treemn mảnh đất Thái Nguyên với nhiều vùng chè ngon và các sản phẩm trà nổi tiếng. Có lẽ đó là lý do mà ông ấp ủ niềm đam mê sưu tầm những ấm trà cổ để tìm hiểu và lưu giữ nét văn hóa trà của ông cha; sưu tầm các mẫu chè ngon của nhiều vùng chè (kể cả Trung Quốc và Nhật Bản) để nghiên cứu, so sánh, tìm ra những nét văn hóa đặc trưng nhất nhằm tôn vinh văn hóa trà của người Việt và tôn vinh đặc sản của quê hương Thái Nguyên. Bộ sưu tập ấm trà của ông đã được trưng bày ở nhiều lễ hội lớn như Lễ hội văn hóa Trà Đà Lạt 2006, Festiaval Trà Hà Giang 2007, giới thiệu văn hóa trà tại Phố cổ Hà Nội 2008, lễ hội văn hóa trà Thái Nguyên… Khi còn là Giám đốc trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên, ông đã nghiên cứu, tổ chức trình diễn văn hóa trà Việt Nam gồm các buốc pha trà mời trà, hầu trà, thưởng trà kết hợp với biểu diễn các làn điệu dân ca phục vụ trong các tiệc trà mà theo ông đó là một trong những cách tốt nhất khẳng định nét đẹp của văn hóa trà Việt Nam và quảng bá thương hiệu trà Thái Nguyên. Làm được điều đó là ông đã đền đáp phần nào cho mảnh đất đã cho ông niềm hạnh phúc được sống và thưởng trà ngon trong suốt đời người.