Bảo vật vô giá khiến giới săn đồ cổ thèm khát
Nghệ nhân Lê Văn Kinh (85 tuổi) không chỉ được biết tới với việc giữ gìn nghề thêu tay truyền thống ở Huế mà còn nổi tiếng với bộ sư tập cổ vật "có một không hai". Từng có rất nhiều "tay" buôn đồ cổ tới trả giá cao nhưng ông nhất mực không bán.
Những bảo vật "vô giá"
Sinh ra trong một gia đình khá vương giả: cụ thân sinh là ông Lê Văn Hỡi - từng thêu áo hoàng bào cho vua Khải Định, ông ngoại là Tham tri Bộ Lễ Nguyễn Văn Giáo dưới triều Nguyễn lại có sở thích sưu tầm những đồ vật quý, sau khi cha và ông mất, nghệ nhân Lê Văn Kinh (85 tuổi, trú tại số nhà 82, đường Phan Đăng Lưu, TP Huế) được thừa hưởng nhiều cổ vật "vô giá".
Nghệ nhân Lê Văn Kinh thưởng trà với bộ ấm Mạnh Thần |
Đặc sắc nhất trong bộ sưu tập của nghệ nhân Kinh phải kể tới những bộ ấm chén dùng để uống trà (ông ngoại để lại).
Đó là chiếc ấm trà Tuyên Đức có từ thời nhà Minh (1368 - 1644) Trung Quốc. Bề ngoài, chiếc ấm nhỏ bằng quả quýt, được làm bằng đất với kỹ thuật nung điêu luyện. Quai ấm được làm bằng đồng hun, gắn với thân liền mạch nhau, nước bên trong không thấm ra được (trong khi độ nung của đất và đồng chênh nhau đến 1000 độ C).
Nhìn qua, chiếc ấm rất bóng và mịn, khi dội nước sôi lên ngay lập tức ấm khô ngay và sạch như vừa lau chùi. Dưới đáy ấm có dòng chữ Hán “Tuyên Đức Đường” được khắc bằng đường sắc sảo.
Trải qua thời gian, chất keo của trà đã đọng lại tạo thành một lớp dày sần sùi trong lòng ấm. Đây chính là cái quý nhất của ấm trà cổ.
Trong khi những chiếc ấm thông thường thì phần quai và phần vòi thường cao hơn miệng ấm còn với ấm trà Tuyên Đức khi để úp trên bàn thì quai, miệng với vòi ấm cùng nằm trên một mặt phẳng cũng là một điểm đặc biệt của chiếc ấm.
Ngoài ấm Tuyên Đức, nghệ nhân Kinh còn có chiếc ấm tên Mạnh Thần, tuổi đời không dưới 500 năm, dùng để pha trà sen, có màu nâu đỏ, hình chum nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay.
Chiếc ấm này từng xuất hiện trong “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân, có nói về “Tam đại lão gia” đồ pha trà nổi tiếng xưa: “Thứ nhất Thế Đức gan gà/ Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần”.
Đi kèm với hai chiếc ấm kể trên là bộ chén “Nhất tống tứ quân” (một chén lớn - 4 chén nhỏ) nằm trên một chiếc khay gỗ mun được chạm trổ tinh xảo. Bộ trà cụ còn có một cây đũa ngà voi dài, một hũ đựng trà bằng gỗ, một độc lư xông trầm, một bếp hỏa lò có phần ruột đựng than để giữ nhiệt nước sôi, một chiếc chậu bằng đồng thau để rửa tay trước khi pha trà.
Tất cả những thứ đó đã hợp thành một bộ đồ thưởng trà đầy đủ theo phong cách của người Huế xưa.
Đó là chiếc ấm trà Tuyên Đức có từ thời nhà Minh (1368 - 1644) Trung Quốc. Bề ngoài, chiếc ấm nhỏ bằng quả quýt, được làm bằng đất với kỹ thuật nung điêu luyện. Quai ấm được làm bằng đồng hun, gắn với thân liền mạch nhau, nước bên trong không thấm ra được (trong khi độ nung của đất và đồng chênh nhau đến 1000 độ C).
Nhìn qua, chiếc ấm rất bóng và mịn, khi dội nước sôi lên ngay lập tức ấm khô ngay và sạch như vừa lau chùi. Dưới đáy ấm có dòng chữ Hán “Tuyên Đức Đường” được khắc bằng đường sắc sảo.
Trải qua thời gian, chất keo của trà đã đọng lại tạo thành một lớp dày sần sùi trong lòng ấm. Đây chính là cái quý nhất của ấm trà cổ.
Trong khi những chiếc ấm thông thường thì phần quai và phần vòi thường cao hơn miệng ấm còn với ấm trà Tuyên Đức khi để úp trên bàn thì quai, miệng với vòi ấm cùng nằm trên một mặt phẳng cũng là một điểm đặc biệt của chiếc ấm.
Ngoài ấm Tuyên Đức, nghệ nhân Kinh còn có chiếc ấm tên Mạnh Thần, tuổi đời không dưới 500 năm, dùng để pha trà sen, có màu nâu đỏ, hình chum nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay.
Chiếc ấm này từng xuất hiện trong “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân, có nói về “Tam đại lão gia” đồ pha trà nổi tiếng xưa: “Thứ nhất Thế Đức gan gà/ Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần”.
Đi kèm với hai chiếc ấm kể trên là bộ chén “Nhất tống tứ quân” (một chén lớn - 4 chén nhỏ) nằm trên một chiếc khay gỗ mun được chạm trổ tinh xảo. Bộ trà cụ còn có một cây đũa ngà voi dài, một hũ đựng trà bằng gỗ, một độc lư xông trầm, một bếp hỏa lò có phần ruột đựng than để giữ nhiệt nước sôi, một chiếc chậu bằng đồng thau để rửa tay trước khi pha trà.
Tất cả những thứ đó đã hợp thành một bộ đồ thưởng trà đầy đủ theo phong cách của người Huế xưa.
Tâm nguyện của nghệ nhân "già"
Trong bộ sưu tập của ông Kinh còn có cả cây “Kim chi ngọc diệp” (cành vàng lá ngọc - tượng trưng cho sự giàu sang, quý phái), với lá và hoa làm bằng mã não, ngọc bích, cẩm thạch và vàng ròng.
Ấm Tuyên Đức và bộ chén “Nhất tống tứ quân” |
Đây là bảo vật này do vua Khải Định ban tặng. Theo các nhà nghiên cứu, tác phẩm "Cành vàng lá ngọc" ở Huế hiện nay chỉ còn 3 bộ: 2 bộ được cất giữ ở bảo tàng và bộ còn lại do ông Kinh lưu giữ.
Tất cả những cổ vật mà ông Lê Văn Kinh có trong bộ sưu tập, được giới mê đồ cổ "thèm khát". Đã có rất nhiều người sẵn sàng trả giá cao để được sở hữu nhưng ông không đồng ý.
Chẳng hạn như chiếc nghiên mực “Lưỡng long tranh châu” bằng đá đen, cùng một thỏi mực tàu cổ đựng trong khay gỗ mun hay chiếc đĩa đựng thức ăn mà vua chúa thường dùng. Hoặc hai bình rượu nhỏ dưới thời vua Thiệu Trị, ngày xưa vua quan dùng để uống rượu vào mùa lạnh; chiếc khay đựng trầu cau khảm xà cừ…
Trao đổi với PV, ông Kinh chia sẻ, khi ông mất đi, ông sẽ để lại những cổ vật "vô giá" này cho con trai.
"Đây là đồ gia bảo truyền qua nhiều đời, nên sau này tôi sẽ để lại cho con trai. Tuy nhiên, nếu các nhà nghiên cứu hay dân đam mê đồ cổ đến tìm hiểu, chiêm ngưỡng tôi sẵn sàng tiếp đón và giúp họ hiểu hơn về nguồn gốc, giá trị những cổ vật", ông Kinh tâm sự.
Hình ảnh về bộ sưu tập đồ cổ "có một không hai" của nghệ nhân Lê Văn Kinh:
Tất cả những cổ vật mà ông Lê Văn Kinh có trong bộ sưu tập, được giới mê đồ cổ "thèm khát". Đã có rất nhiều người sẵn sàng trả giá cao để được sở hữu nhưng ông không đồng ý.
Chẳng hạn như chiếc nghiên mực “Lưỡng long tranh châu” bằng đá đen, cùng một thỏi mực tàu cổ đựng trong khay gỗ mun hay chiếc đĩa đựng thức ăn mà vua chúa thường dùng. Hoặc hai bình rượu nhỏ dưới thời vua Thiệu Trị, ngày xưa vua quan dùng để uống rượu vào mùa lạnh; chiếc khay đựng trầu cau khảm xà cừ…
Trao đổi với PV, ông Kinh chia sẻ, khi ông mất đi, ông sẽ để lại những cổ vật "vô giá" này cho con trai.
"Đây là đồ gia bảo truyền qua nhiều đời, nên sau này tôi sẽ để lại cho con trai. Tuy nhiên, nếu các nhà nghiên cứu hay dân đam mê đồ cổ đến tìm hiểu, chiêm ngưỡng tôi sẵn sàng tiếp đón và giúp họ hiểu hơn về nguồn gốc, giá trị những cổ vật", ông Kinh tâm sự.
Hình ảnh về bộ sưu tập đồ cổ "có một không hai" của nghệ nhân Lê Văn Kinh:
Ấm Tuyên Đức và bộ chén “Nhất tống tứ quân” trong bộ sưu tập. |
Bộ nghiên mực “Lưỡng long tranh châu” bằng đá đen cùng thỏi mực tàu cổ đựng trong khay gỗ mun. |
Chiếc đĩa có thể giữ nóng thức ăn mà vua chúa, quan lại ngày xưa thường dùng. |
Hai bình rượu dưới thời vua Thiệu Trị, thường được sử dụng vào mùa lạnh. |
Khay đựng trầu cau khảm xà cừ của bà ngoại nghệ nhân Kinh. |
Chiếc độc lư xông trầm, vật dụng không thể thiếu khi dùng trà của người Huế xưa. |
Nghệ nhân Lê Văn Kinh rất mong muốn có nhà nghiên cứu quan tâm, ông sẵn sàng giúp họ hiểu rõ hơn về nguồn gốc, giá trị những cổ vật.