Bảy Núi vào Xuân
Vùng Bảy Núi (An Giang) thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn là vùng phên dậu biên cương Tây Nam tổ quốc. Nơi đây "hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc...". Bảy Núi hôm nay thay đổi rất nhiều.
Về nơi hang núi ngậm mây
"Trước chỉ biết sống nhờ ruộng rẫy. Sáng sáng từng đoàn người theo đường mòn gồng gánh nông sản xuống núi, ra chợ Chi Lăng (5km) đến tận chiều mới lội được về...", ông Nguyễn Văn Bàng, Phó ban Quản trị Thiền viện chùa Phật lớn (mới trùng tu năm 2008) kể.Đến nay, người dân núi Cấm đã "liệng đòn gánh đổi lấy xe" Người bỏ đòn gánh cuối cùng nơi thâm sơn cùng cốc này là hai anh em tên Mỹ, Nhân đã sắm Honda cách đây 3 năm. Hơn 1000 xe ôm quanh khu du lịch chủ yếu là người tại chỗ. Hơn nửa số dân trên núi gắn với du lịch và đang có chiều hướng tăng nhanh.
"Du lịch cộng đồng" tạo nhiều cơ hội mới, người dân nhanh nhạy nắm bắt mở dịch vụ giữ xe, nhà trọ, ăn uống, giải khát... làm núi Cấm thêm tưng bừng, sinh khí. Ông chủ quán cơm ngay trên đường núi thủng thẳng cho biết có ngày ông thu đến 7 triệu đồng. Riêng dân chạy xe ôm nộ về cho vợ 1,5 triệu - 1,7 triệu đồng/ngày, chạy dỡ cũng cỡ 500.000đ - 700.000đồng khoẻ re...
Núi Cấm cao trên 716m, nóc nhà đồng bằng những ngày cuối năm đột ngột lạnh nhiều hơn. Sương giăng lãng đãng đến gần 8h mới tan dần. "Năm nay lượng khách tăng lên trên 10%, Giám đốc Khu du lịch Lâm viên núi Cấm, Lý Thanh Sang nói vậy.
Mùa này chưa phải cao điểm nhưng lượng khách về đây vẫn đạt mức 1200 - 1500 người/tháng. Bây giờ đường trên núi Cấm được mở dọc ngang, nối thông từ dưới chân núi lên đỉnh, với tất cả 4 ấp trên đỉnh núi này.
Cuối năm 2011, có khoảng 85% - 90% hộ dân được gắn đồng hồ điện. Đêm về, ánh điện toả sáng núi Cấm. Người dân chơi cả ăng-ten chảo bắt hàng chục kênh, trường lớp mở ngay trên núi.
Núi Cấm năm nay có nhiều nét mới. Chiếc xe gom rác 8 khối mà công ty mới sắm là hình ảnh rất mới của khu du lịch này bên cạnh 80 người chuyên phục vụ vệ sinh môi trường. Ly ly, cúc, đồng tiền, lay-ơn, đỗ quyên... xứ lạnh Đà Lạt được trồng thử nghiệm đã nở tràn trên núi. Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông cửu long vừa bầu khu du lịch Lâm Viên núi Cấm, điểm du lịch duy nhất của An Giang là "Khu du lịch tiêu biểu năm 2014".
Tết đến gần, cả triệu người sẽ dồn về núi Cấm. Bãi giữ xe rộng 4ha trên núi đã hoàn thành, mở rộng phục vụ nhu cầu đến thưởng lãm của du khách gần xa. Ngoài đội xe đặc dụng của khu du lịch các ô tô chở khách chỉ lên núi khi được cấp phép; honda ôm trong diện đăng ký sẽ được phân bổ tải chuyến. Ban điều hành bến xe còn chấn chỉnh việc chèo kéo, giành khách.
Núi Cấm vẫn tất bật, hối hả bởi nhiều công trình như khu tái định cư, hồ chứa nước Thanh Long, khu dịch vụ hành hương 2... Dự án "Hệ thống cấp nước Khu du lịch núi Cấm" (1.000ml/ngày) đã được hoàn thành. Mấy năm nữa, trên hồ Thiên tuế sẽ có một khu vui chơi giải trí đa chức năng với khu resort nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị...
Với 5 công củ mì, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận cũng thu được khoảng 15 triệu đồng. Nông sản xuống núi, xuất sang Campuchia thấy ham. Rẫy trùng thì Tết vui. Tết (chịu tuổi) của người Khmer vào tháng Tư Dương lịch nhưng Tết của người Kinh năm nay, bà con chắc cũng đình đám lắm".
Tri Tôn và Tịnh Biên là hai huyện tập trung đông người dân tốc Khmer (gần 80.000 người) và cũng thuộc diện nghèo nhất của An Giang. Mục tiêu tập trung nâng cao đời sống nhân dân vùng biên đã có kết quả. Hầu hết các phum, sóc hẻo lánh ở Tịnh Biên có điện thắp sáng, nước sinh hoạt.
Tri Tôn có 95% các hộ sử dụng lưới điện quốc gia, 97% hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer giảm từ 18,12% (2005) xuống chỉ còn hơn 9% (2010), 3 trạm tiếp sóng phát thanh truyền hình (Túc Dụp, Tà Pạ, Trà Sư) phủ trùm vùng Bảy Núi.
Cuối năm 2011, có khoảng 85% - 90% hộ dân được gắn đồng hồ điện. Đêm về, ánh điện toả sáng núi Cấm. Người dân chơi cả ăng-ten chảo bắt hàng chục kênh, trường lớp mở ngay trên núi.
Núi Cấm năm nay có nhiều nét mới. Chiếc xe gom rác 8 khối mà công ty mới sắm là hình ảnh rất mới của khu du lịch này bên cạnh 80 người chuyên phục vụ vệ sinh môi trường. Ly ly, cúc, đồng tiền, lay-ơn, đỗ quyên... xứ lạnh Đà Lạt được trồng thử nghiệm đã nở tràn trên núi. Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông cửu long vừa bầu khu du lịch Lâm Viên núi Cấm, điểm du lịch duy nhất của An Giang là "Khu du lịch tiêu biểu năm 2014".
Tết đến gần, cả triệu người sẽ dồn về núi Cấm. Bãi giữ xe rộng 4ha trên núi đã hoàn thành, mở rộng phục vụ nhu cầu đến thưởng lãm của du khách gần xa. Ngoài đội xe đặc dụng của khu du lịch các ô tô chở khách chỉ lên núi khi được cấp phép; honda ôm trong diện đăng ký sẽ được phân bổ tải chuyến. Ban điều hành bến xe còn chấn chỉnh việc chèo kéo, giành khách.
Núi Cấm vẫn tất bật, hối hả bởi nhiều công trình như khu tái định cư, hồ chứa nước Thanh Long, khu dịch vụ hành hương 2... Dự án "Hệ thống cấp nước Khu du lịch núi Cấm" (1.000ml/ngày) đã được hoàn thành. Mấy năm nữa, trên hồ Thiên tuế sẽ có một khu vui chơi giải trí đa chức năng với khu resort nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị...
Rẫy trúng, Tết vui
Vợ chông Chau Nhanh, nhà ở ven đường Tri Tôn cười hoài khi được hỏi về chuyện làm ăn. Chau Nhanh nói: "Ngay ở Thalot, nơi có địa hình vùng núi hẻo lánh nhất của Bảy Núi, nông dân cũng thắng lớn. Ớt có lúc lên tới 35.000-40.000đồng/kg, giá giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu lên sau giá ớt nên người trồng thu bộn. Gừng, bắp nếp, đậu bắp, đậu que, đậu rồng... hầu hết đều tăng cao.Với 5 công củ mì, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận cũng thu được khoảng 15 triệu đồng. Nông sản xuống núi, xuất sang Campuchia thấy ham. Rẫy trùng thì Tết vui. Tết (chịu tuổi) của người Khmer vào tháng Tư Dương lịch nhưng Tết của người Kinh năm nay, bà con chắc cũng đình đám lắm".
Tri Tôn và Tịnh Biên là hai huyện tập trung đông người dân tốc Khmer (gần 80.000 người) và cũng thuộc diện nghèo nhất của An Giang. Mục tiêu tập trung nâng cao đời sống nhân dân vùng biên đã có kết quả. Hầu hết các phum, sóc hẻo lánh ở Tịnh Biên có điện thắp sáng, nước sinh hoạt.
Tri Tôn có 95% các hộ sử dụng lưới điện quốc gia, 97% hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer giảm từ 18,12% (2005) xuống chỉ còn hơn 9% (2010), 3 trạm tiếp sóng phát thanh truyền hình (Túc Dụp, Tà Pạ, Trà Sư) phủ trùm vùng Bảy Núi.
Người dân vùng biên đầu tư sâu hơn các chữ. Trên đỉnh núi Cấm, có hơn 50 em đã và đang học từ trung cấp chuyên nghiệp đến đại học. Ấp An Lương (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) có ít nhất 30 sinh viên đại học, nếu kể cả bậc cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp thì lên cả trăm người. Hơn 400 học sinh thi đậu đại học từ năm 2000 đến nay từ Trường THPT Dân tộc nội trú An Giang.
Đứng trong khuôn viên rộng đến 36.000m2 tại xã Núi Tô (Tri Tôn), Thạc sĩ Châu Sốc Sann Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh an Giang, phấn khởi: "Tới năm 2015, số học sinh dự kiến sẽ đạt 2.000 em/năm. Đây là mô hình dạy nghề đầu tiên cho người dân tộc của cả vùng".
Năm nay, khách du lịch đến Tịnh Biên trên 4,3 triệu lượt, doanh số bán lẻ đạt trên 2.300 tỷ đồng và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt xấp xỉ 126 triệu USD. Chợ biên giới tịnh biên, Long bình là hai chợ được coi là có ưu thế chi phối toàn tuyến biên giới của An Giang nhưng Tịnh Biên ưu thế hơn bởi bán lẻ hàng ngoại nhập.
Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên chiếm 950 tỷ đồng/1.800 tỷ đồng tổng vốn đăng ký đầu tư của An Giang trong năm 2014.
Riêng khu miễn thuế thu hút 40 nhà đầu tư với tổng vốn trên 450 tỷ đồng chứng tỏ hoạt động mậu biên của An giang đã có bước đột phá lớn, đúng hướng. Nơi đây sẽ mở thêm 150ha giáp với khu siêu thị miễn thuế, xây dựng Khu đô thị Nam quốc lộ 91, thị trấn Tịnh Biên và thị trấn Nhà Bản; mở rộng khu vui chơi giải trí Tịnh Biên, cụm công nghiệp An Phú...
Tiếng tu hú gọi bầy trong trẻo giữa không gian trùng điệp hoang dã núi Cấm níu kéo du khách, Bảy Núi huyền ảo đã nối thông với Châu Đốc bằng con đường tráng nhựa phẳng lì... rộn rã vào Xuân mới.
Đứng trong khuôn viên rộng đến 36.000m2 tại xã Núi Tô (Tri Tôn), Thạc sĩ Châu Sốc Sann Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh an Giang, phấn khởi: "Tới năm 2015, số học sinh dự kiến sẽ đạt 2.000 em/năm. Đây là mô hình dạy nghề đầu tiên cho người dân tộc của cả vùng".
Năm nay, khách du lịch đến Tịnh Biên trên 4,3 triệu lượt, doanh số bán lẻ đạt trên 2.300 tỷ đồng và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt xấp xỉ 126 triệu USD. Chợ biên giới tịnh biên, Long bình là hai chợ được coi là có ưu thế chi phối toàn tuyến biên giới của An Giang nhưng Tịnh Biên ưu thế hơn bởi bán lẻ hàng ngoại nhập.
Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên chiếm 950 tỷ đồng/1.800 tỷ đồng tổng vốn đăng ký đầu tư của An Giang trong năm 2014.
Riêng khu miễn thuế thu hút 40 nhà đầu tư với tổng vốn trên 450 tỷ đồng chứng tỏ hoạt động mậu biên của An giang đã có bước đột phá lớn, đúng hướng. Nơi đây sẽ mở thêm 150ha giáp với khu siêu thị miễn thuế, xây dựng Khu đô thị Nam quốc lộ 91, thị trấn Tịnh Biên và thị trấn Nhà Bản; mở rộng khu vui chơi giải trí Tịnh Biên, cụm công nghiệp An Phú...
Tiếng tu hú gọi bầy trong trẻo giữa không gian trùng điệp hoang dã núi Cấm níu kéo du khách, Bảy Núi huyền ảo đã nối thông với Châu Đốc bằng con đường tráng nhựa phẳng lì... rộn rã vào Xuân mới.