Câu chuyện bên tách trà - Sứ mệnh của một người đàn ông là gì?
Mọi bất hạnh của phụ nữ liên quan đến đàn ông đều gói gọn trong mấy chữ “không hiểu đàn ông”. Thật ra đàn ông rất đơn giản, chứ không đến nỗi không thể không hiểu được. Cái lỗi ở đây là phụ nữ hay “suy bụng ta ra bụng người”, nghĩ rằng mình làm thế này, nói thế này, hết lòng thế này, thì anh ấy cũng phải “đền đáp” lại tương tự như thế. Đừng quên “phụ nữ đến từ sao hỏa, đàn ông đến từ sao kim”, tức là họ rất khác nhau, chứ đừng nghĩ tất cả chúng ta đều là … con người, nên suy nghĩ, hành động giống nhau.
Suốt cả cuộc đời, từ khi sinh ra cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, đàn ông sống để tìm kiếm, khẳng định, trả lời ba câu hỏi:
Ta là ai ?"
Ta làm được việc gì ?
Ta có được gì?
Dù một anh công nhân bình thường hay một Tổng giám đốc cũng vậy thôi. Tất nhiên, mọi thứ không bẩm sinh, nó được giáo dục và hình thành dần dần.
Ta là ai - câu hỏi đau đáu mọi đàn ông, từ các nguyên thủ quốc gia đến ngwòi đabnf ông bình thường
Cậu con trai 3 tuổi ngã, khóc, bố mẹ sẽ bảo: “con trai không được khóc nhè như con gái, nào đứng dậy, mạnh mẽ lên chứ con trai”. Đi học, bị bạn bè bắt nạt, cậu bé về mách với bố, mẹ, bố mẹ sẽ nói: “sao lại để nó bắt nạt? sao không mách Cô, sao không cho nó… con có biết con trai phải mạnh mẽ thế nào không? sao lại về mách Bố Mẹ? Con có còn là con trai nữa không?”.
Bố đi công tác, dặn cậu con trai: “Bố đi vắng, ở nhà còn mỗi con là người đàn ông duy nhất, con hãy để ý đến Mẹ và Em gái thay Bố nhé”. Cậu bé luôn nhắc phải nói, phải học, phải làm mọi thứ để bảo vệ thanh danh gia đình, phải chứng tỏ cho người đời biết “con là con cái nhà ai”.
Lớn lên chút nữa, hãy hỏi cậu con trai và cô con gái xem chúng mong muốn điều gì. Cậu con trai ít nói “con mong muốn có một người vợ và những đứa con ngoan ngoãn, xinh đẹp, có cuộc sống yên ấm”. Chúng ta thường nghe cậu nói: “con muốn học giỏi để trở thành ông A, ông B, để làm điều C, điều D”. Tất cả cũng chỉ xoay quanh câu “Ta là ai? Ta làm việc gì?”. Tất nhiên câu “ta là ai? Ta làm gì?” không tách rời câu “ta có được gì”?. Cái được ở đây phải hiểu rộng ra, không bó gọn việc tiền bạc. Tên tuổi, sự nổi tiếng, cái danh (kể cả danh hão), thu nhập, vị trí xã hội đều là cái “được gì” của đàn ông.
Nếu đàn ông không còn theo đuổi ba câu hỏi “ta là ai? Ta làm được việc gì? Ta có được gì?” nữa thì coi như đàn ông “đã chết”. Liệu có người đàn ông nào cho rằng ta là ai cũng được, làm gì cũng được, có được gì không có gì thì thôi không? Một kẻ cướp cũng muốn mình là “thủ lĩnh cướp”, được các kẻ cướp khác kính trọng, nể phục. Một kẻ nghiện rượu cũng muốn “đồng nghiệp nhậu” của mình tôn vinh là “thánh nhậu”. Một người đàn ông quy y, xuất giá, cũng muốn trả lời câu hỏi “ta là ai”, nên người đó phấn đấu để trở thành “sư thầy”, rồi tiếp theo là “sư bác”, “sư cụ”. Không ít người còn muốn trở thành người cai quản, phụ trách, trông coi, trị sự một vùng, cả nước!
Tổng thống Nga Putin được mấy năm liền bình chọn là “Người đàn ông của năm” cũng vất vả, khổ sở, hy sinh thật nhiều để trả lời ba câu hỏi “ta là ai, ta làm được việc gì, ta sẽ có được gì”? Bây giờ chúng ta biết Putin là tổng thống quyền lực nhất, được yêu mến nhất ở nước Nga. Ông đã làm được những việc mà nhiều người khác không làm được. Khi được hỏi người dân Nga tại sao người ta tín nhiệm Putin thế, câu trả lời “không ai làm được như ông ấy” và “còn ai nữa hơn Putin”. Vậy là ông ấy đã có đủ ba câu trả lời cho ba câu hỏi của một người đàn ông.
Ta là ai, ta làm việc gì, ta có được cái gì - ba câu hỏi gốc, dẫn dắt cuộc đời của người đàn ông
Nỗi khổ của đàn ông không phải mọi phụ nữ đều biết, đều hiểu và thông cảm. Họ sẽ bảo “tại sao phải thế?”. Họ mong muốn người đàn ông của mình cùng mình theo đuổi những giấc mơ chung, cùng dắt tay nhau đi dạo dưới trăng, cùng đi uống café tối, cùng vợ con đi nghỉ, đi siêu thị, cùng thưởng thức những bộ phim tình cảm, ngồi một chỗ để vợ con “hầu hạ”. Phụ nữ trách đàn ông “sướng không biết hưởng thụ cái sướng, cứ đâm đầu vào chỗ khổ sở làm gì”. Thực sự họ không hiểu đàn ông…
Có một câu chuyện vui thế này. Một người đàn ông đang gánh vác một trọng trách lớn ở công ty, anh ta rất bận rộn. Nhìn thấy một người đàn ông có tuổi đang nằm nghỉ ngơi bên bãi biển, anh ta bảo người đàn ông đứng tuổi rằng: “anh sống thế này mà cũng sống được sao?”. Người có tuổi hỏi: “ theo anh bạn, tôi phải làm gì?”. “Thì anh phải làm việc, phải sáng tạo, khẳng định bản thân, không thể lười biếng như thế này được”. Ông có tuổi lại hỏi: “bạn làm nhiều, khằng định chỗ đứng của mình để làm gì?”. Người đàn ông trẻ nói ngay: “để có địa vị xã hội, được mọi người kính nể, để có nhiều tiền”. “Vậy có nhiều tiền để làm gì?” – Người cao tuổi hỏi. “Ông buồn cười nhỉ, có nhiều tiền để mình muốn mua gì thì mua, muốn làm gì thì làm, để được đi du lịch, được nghỉ ngơi thanh thản…”. Đến lúc này người đàn ông có tuổi mới cười mà rằng: “ta đã đạt được những điều mà anh đang tìm kiếm đấy chàng trai ạ!”. Hóa ra người đàn ông trẻ là quá khứ của người già, người già là cái đích đến của người trẻ. Họ giống nhau đến kỳ lạ, họ cũng chỉ sống để trả lời 3 câu hỏi kinh điển “ta là ai, ta làm điều gì, ta được cái gì”? Còn một điều nữa, nếu không nói sẽ là thiếu sót. Trong cái đích “có được điều gì” của đàn ông có cả phụ nữ nữa.
Đàn ông chỉ tạm nghỉ khi anh ta đã trả lời được ở một mức độ nào đó câu hỏi “ta là ai, ta đã làm gì, ta đã có gì” . Đó là lý do những người đàn ông cả đời chinh chiến, lăn lộn, giành giật, để đến cuối đời bình thản ngồi ngắm chim bay, xem cá bơi, chăm tỉa cây cảnh, ngồi trầm ngâm giết thời gian bên ấm trà, bên bàn cờ hay “dung dăng dung dẻ” cùng vợ đi siêu thị, hay đơn giản đi tập dưỡng sinh, đi dạo buổi tối quanh bờ hồ…
Người đàn ông sẽ trở nên khổ sở, cáu bẩn, khó tính, chán đời, lao vào rượu chè, cờ bạc, giận cá chém thớt, hành hạ vợ con khi cố mãi anh ta không thể trả lời được ba câu hỏi “ta là ai, ta làm được gì, ta có được gì?”. Đó là lý do tại sao những anh đàn ông có chức, có quyền, có tiền lại sống tốt nết, thương vợ, quý con, còn những anh bị coi là “dở ông dở thằng” lại tác oai, tác quái, vũ phu, gia trưởng…
Ta là ai, ta làm được gì, ta có cái gì là ba câu hỏi mà mỗi người đàn ông đau đáu suốt cả cuộc đời. Họ giống nhau về khát vọng, nhưng khác nhau về việc trả lời ba câu hỏi ấy, dẫn tới số phận, cuộc đời của họ khác nhau.
Ba câu hỏi này là nỗi khổ của đàn ông, là bi kịch của cuộc đời đàn ông, là “đầu tàu” kéo cuộc đời của người đàn ông đi. Không biết có nhiều chị em phụ nữ hiểu điều này không?
Lớn lên chút nữa, hãy hỏi cậu con trai và cô con gái xem chúng mong muốn điều gì. Cậu con trai ít nói “con mong muốn có một người vợ và những đứa con ngoan ngoãn, xinh đẹp, có cuộc sống yên ấm”. Chúng ta thường nghe cậu nói: “con muốn học giỏi để trở thành ông A, ông B, để làm điều C, điều D”. Tất cả cũng chỉ xoay quanh câu “Ta là ai? Ta làm việc gì?”. Tất nhiên câu “ta là ai? Ta làm gì?” không tách rời câu “ta có được gì”?. Cái được ở đây phải hiểu rộng ra, không bó gọn việc tiền bạc. Tên tuổi, sự nổi tiếng, cái danh (kể cả danh hão), thu nhập, vị trí xã hội đều là cái “được gì” của đàn ông.
Nếu đàn ông không còn theo đuổi ba câu hỏi “ta là ai? Ta làm được việc gì? Ta có được gì?” nữa thì coi như đàn ông “đã chết”. Liệu có người đàn ông nào cho rằng ta là ai cũng được, làm gì cũng được, có được gì không có gì thì thôi không? Một kẻ cướp cũng muốn mình là “thủ lĩnh cướp”, được các kẻ cướp khác kính trọng, nể phục. Một kẻ nghiện rượu cũng muốn “đồng nghiệp nhậu” của mình tôn vinh là “thánh nhậu”. Một người đàn ông quy y, xuất giá, cũng muốn trả lời câu hỏi “ta là ai”, nên người đó phấn đấu để trở thành “sư thầy”, rồi tiếp theo là “sư bác”, “sư cụ”. Không ít người còn muốn trở thành người cai quản, phụ trách, trông coi, trị sự một vùng, cả nước!
Tổng thống Nga Putin được mấy năm liền bình chọn là “Người đàn ông của năm” cũng vất vả, khổ sở, hy sinh thật nhiều để trả lời ba câu hỏi “ta là ai, ta làm được việc gì, ta sẽ có được gì”? Bây giờ chúng ta biết Putin là tổng thống quyền lực nhất, được yêu mến nhất ở nước Nga. Ông đã làm được những việc mà nhiều người khác không làm được. Khi được hỏi người dân Nga tại sao người ta tín nhiệm Putin thế, câu trả lời “không ai làm được như ông ấy” và “còn ai nữa hơn Putin”. Vậy là ông ấy đã có đủ ba câu trả lời cho ba câu hỏi của một người đàn ông.
Ta là ai, ta làm việc gì, ta có được cái gì - ba câu hỏi gốc, dẫn dắt cuộc đời của người đàn ông
Nỗi khổ của đàn ông không phải mọi phụ nữ đều biết, đều hiểu và thông cảm. Họ sẽ bảo “tại sao phải thế?”. Họ mong muốn người đàn ông của mình cùng mình theo đuổi những giấc mơ chung, cùng dắt tay nhau đi dạo dưới trăng, cùng đi uống café tối, cùng vợ con đi nghỉ, đi siêu thị, cùng thưởng thức những bộ phim tình cảm, ngồi một chỗ để vợ con “hầu hạ”. Phụ nữ trách đàn ông “sướng không biết hưởng thụ cái sướng, cứ đâm đầu vào chỗ khổ sở làm gì”. Thực sự họ không hiểu đàn ông…
Có một câu chuyện vui thế này. Một người đàn ông đang gánh vác một trọng trách lớn ở công ty, anh ta rất bận rộn. Nhìn thấy một người đàn ông có tuổi đang nằm nghỉ ngơi bên bãi biển, anh ta bảo người đàn ông đứng tuổi rằng: “anh sống thế này mà cũng sống được sao?”. Người có tuổi hỏi: “ theo anh bạn, tôi phải làm gì?”. “Thì anh phải làm việc, phải sáng tạo, khẳng định bản thân, không thể lười biếng như thế này được”. Ông có tuổi lại hỏi: “bạn làm nhiều, khằng định chỗ đứng của mình để làm gì?”. Người đàn ông trẻ nói ngay: “để có địa vị xã hội, được mọi người kính nể, để có nhiều tiền”. “Vậy có nhiều tiền để làm gì?” – Người cao tuổi hỏi. “Ông buồn cười nhỉ, có nhiều tiền để mình muốn mua gì thì mua, muốn làm gì thì làm, để được đi du lịch, được nghỉ ngơi thanh thản…”. Đến lúc này người đàn ông có tuổi mới cười mà rằng: “ta đã đạt được những điều mà anh đang tìm kiếm đấy chàng trai ạ!”. Hóa ra người đàn ông trẻ là quá khứ của người già, người già là cái đích đến của người trẻ. Họ giống nhau đến kỳ lạ, họ cũng chỉ sống để trả lời 3 câu hỏi kinh điển “ta là ai, ta làm điều gì, ta được cái gì”? Còn một điều nữa, nếu không nói sẽ là thiếu sót. Trong cái đích “có được điều gì” của đàn ông có cả phụ nữ nữa.
Đàn ông chỉ tạm nghỉ khi anh ta đã trả lời được ở một mức độ nào đó câu hỏi “ta là ai, ta đã làm gì, ta đã có gì” . Đó là lý do những người đàn ông cả đời chinh chiến, lăn lộn, giành giật, để đến cuối đời bình thản ngồi ngắm chim bay, xem cá bơi, chăm tỉa cây cảnh, ngồi trầm ngâm giết thời gian bên ấm trà, bên bàn cờ hay “dung dăng dung dẻ” cùng vợ đi siêu thị, hay đơn giản đi tập dưỡng sinh, đi dạo buổi tối quanh bờ hồ…
Người đàn ông sẽ trở nên khổ sở, cáu bẩn, khó tính, chán đời, lao vào rượu chè, cờ bạc, giận cá chém thớt, hành hạ vợ con khi cố mãi anh ta không thể trả lời được ba câu hỏi “ta là ai, ta làm được gì, ta có được gì?”. Đó là lý do tại sao những anh đàn ông có chức, có quyền, có tiền lại sống tốt nết, thương vợ, quý con, còn những anh bị coi là “dở ông dở thằng” lại tác oai, tác quái, vũ phu, gia trưởng…
Ta là ai, ta làm được gì, ta có cái gì là ba câu hỏi mà mỗi người đàn ông đau đáu suốt cả cuộc đời. Họ giống nhau về khát vọng, nhưng khác nhau về việc trả lời ba câu hỏi ấy, dẫn tới số phận, cuộc đời của họ khác nhau.
Ba câu hỏi này là nỗi khổ của đàn ông, là bi kịch của cuộc đời đàn ông, là “đầu tàu” kéo cuộc đời của người đàn ông đi. Không biết có nhiều chị em phụ nữ hiểu điều này không?