Các thành phần dược lý trong trà
a. Cafein
Cafein là một hợp chất alcaloid và là chất kích thích chủ yếu trong lá chè. Nói chung alcaloid khó tan trong nước lạnh.
Carfein có tác dụng kích thích vở đại não thần kinh trung ương, làm cho tinh thần tỉnh táo minh mẫn, kích thích cơ năng hoạt động của tim, giảm mệt mỏi, kích thích thận, lợi tiểu… hàm lượng cafein biến động theo giống, thời vụ, biện pháp kỹ thuật và bộ phận cây chè. Chất cafein biến đổi rất ít trong quá trình chế biến vì có tính chất bền vững, nhưng liên kết với tanin tạo nên chất tanat cafein, có vị dễ chịu và mùi thơm.
Carfein có tác dụng kích thích vở đại não thần kinh trung ương, làm cho tinh thần tỉnh táo minh mẫn, kích thích cơ năng hoạt động của tim, giảm mệt mỏi, kích thích thận, lợi tiểu… hàm lượng cafein biến động theo giống, thời vụ, biện pháp kỹ thuật và bộ phận cây chè. Chất cafein biến đổi rất ít trong quá trình chế biến vì có tính chất bền vững, nhưng liên kết với tanin tạo nên chất tanat cafein, có vị dễ chịu và mùi thơm.
Những năm 1960, nhiều học giả phương Tây đã thí nghiệm tác dụng của một liều lượng lớn cafein trên chuột; kết quả làm trọng lượng thai chuột giảm nhẹ và làm chậm quá trình xương hóa, nên đã gây ra tranh cãi về tác dụng có hại của cafein. Nhưng liều lượng quá lớn về cafein dùng trong thí nghiệm đó tương đương với một người uống 50-150 chén trà/ngày. Liều lượng uống cafein an toàn cho một người nặng 50-60kg là 2000-2400 mg/ngày; nếu mỗi ngày uống 5 chén trà, tương đương 10g trà khô mà hàm lượng cafein là 2-3% thì chỉ có 200-300mg/cafein/ngày. Hơn nữa tác dụng cafein trong là chè khác tác dụng của cafein thuần khiết dùng trong phòng thí nghiệm; vì trong lá chè, cafein kết hợp với một số thành phần khác như các loại polyphenol nên đã giảm nhẹ tác dụng hưng phấn đối với thần kinh trung ương Khi hãm trà với nước sôi, có 80% cafein hòa tan trong nước. Cafein bị bài tiết ra ngoài cơ thể với nước tiểu nên không tích lũy trong cơ thể.
Cafein trong chè có 6 tác dụng: Hưng phấn kích thích, lợi tiểu, trợ tim, tiêu hóa, giải độc và chống xơ vữa động mạch.
+ Hưng phấn: Cơ năng của thần kinh bộ não, kéo dài tác dụng hưng phấn, rồi tác dụng đến thần kinh thực vật có xương sống; có khả năng nâng cao năng lực hoạt động của tư duy, làm cho đầu óc tỉnh táo minh mẫn không buồn ngủ, nâng cao hiệu suốt lao động trí óc; nhưng không có hại như các chất cồn, nicotin và thuốc phiện vì không gây tác dụng phụ ức chế.
+ Kích thích: Thần kinh, tăng cường co bóp của cơ bắp, thúc đẩy trao đổi chất, nên tăng cường hoạt động cơ bắp, chống mệt mỏi; lợi cho vận động thể dục thể thao như cuốc bộ, nhảy cao, chạy cự ly 100m.
+ Lợi tiểu: Các chất alcaloid, cùng với các chất flavonoid và tinh dầu thơm tác động đến quá trình lợi tiểu bài tiết ra ngoài cơ thể con người nên không có tác dụng phụ. Cafein, theobromin, theophilin kích thích hoạt động của thận, lưu thông của máu nên lợi tiểu, phòng trị sỏi thận tốt.
+ Trợ tim: Cafein có tác dụng làm giãn huyết quản và tăng cường lượng huyết dịch lưu thông của tim và phổi, làm cho huyết áp tăng cao và tăng nhanh lưu thông huyết nên đã thúc đẩy tuần hoàn máu. Kết quả thí nghiệm chứng minh bệnh nhân uống trà có thể tăng cao chỉ số tim, phổi, chỉ số mạch, lượng hấp thu oxy của huyết dịch.
+ Tiêu hóa: Uống trà thúc đẩy tiêu hóa, do tác dụng tổng hợp của nhiều thành phần trong trà; nhất là các chất alcaloid làm hưng phấn thần kinh trung ương, khai thông đường tiêu hóa, kích thích tiết dịch dạ dày, nâng cao hiệu quả của thức ăn và nước uống. Các chất alcaloid trong trà còn giúp tiêu hóa nhanh các thực phẩm nhiều đạm vaflipid; đối với vùng dân tộc thiểu số ăn nhiều mỡ và dầu rất cần uống trà như là một nhu yếu phẩm thường ngày, cho nên họ có câu nói “Thà ba ngày không có lương thực, chứ không thể một ngày không có trà”.
+ Giải độc: Các chất trong trà có công năng loại trừ các chất độ hại trong cơ thể, làm sạch các vi sinh vật trong các cơ quan tiêu hóa, loại thải những tàn dư, rác thải trong cơ thể, làm sạch dạ dày, gan, một bộ phận phổi, do đó trà được coi như là “lao công của gan và phổi”.
Các chất alcaloid trong trà còn làm tỉnh người say rượu, thúc đẩy năng lực trao đổi chất của gan, phổi nên đã tăng lưu trhoong huyết dịch, loại thải chất cồn trong máu ra ngoài cơ thể; kích thích thận bài tiết chất cồn qua tiểu tiện.
+ Chống xơ vữa động mạch: Thí nghiệm trên động vật chứng minh uống cafein thuần khiết có thể làm tăng huyết áp, dễ gây xơ vữa động mạch. Nhưng Bộ môn Y khoa Đại học Chiết Giang đã chứng minh trong trà còn có nhiều lượng polyphenol và vitamin C gây tác dụng hiệp đồng nên làm giảm sự hấp thu và hình thành cholesterol trong máu.
Cafein trong chè có 6 tác dụng: Hưng phấn kích thích, lợi tiểu, trợ tim, tiêu hóa, giải độc và chống xơ vữa động mạch.
+ Hưng phấn: Cơ năng của thần kinh bộ não, kéo dài tác dụng hưng phấn, rồi tác dụng đến thần kinh thực vật có xương sống; có khả năng nâng cao năng lực hoạt động của tư duy, làm cho đầu óc tỉnh táo minh mẫn không buồn ngủ, nâng cao hiệu suốt lao động trí óc; nhưng không có hại như các chất cồn, nicotin và thuốc phiện vì không gây tác dụng phụ ức chế.
+ Kích thích: Thần kinh, tăng cường co bóp của cơ bắp, thúc đẩy trao đổi chất, nên tăng cường hoạt động cơ bắp, chống mệt mỏi; lợi cho vận động thể dục thể thao như cuốc bộ, nhảy cao, chạy cự ly 100m.
+ Lợi tiểu: Các chất alcaloid, cùng với các chất flavonoid và tinh dầu thơm tác động đến quá trình lợi tiểu bài tiết ra ngoài cơ thể con người nên không có tác dụng phụ. Cafein, theobromin, theophilin kích thích hoạt động của thận, lưu thông của máu nên lợi tiểu, phòng trị sỏi thận tốt.
+ Trợ tim: Cafein có tác dụng làm giãn huyết quản và tăng cường lượng huyết dịch lưu thông của tim và phổi, làm cho huyết áp tăng cao và tăng nhanh lưu thông huyết nên đã thúc đẩy tuần hoàn máu. Kết quả thí nghiệm chứng minh bệnh nhân uống trà có thể tăng cao chỉ số tim, phổi, chỉ số mạch, lượng hấp thu oxy của huyết dịch.
+ Tiêu hóa: Uống trà thúc đẩy tiêu hóa, do tác dụng tổng hợp của nhiều thành phần trong trà; nhất là các chất alcaloid làm hưng phấn thần kinh trung ương, khai thông đường tiêu hóa, kích thích tiết dịch dạ dày, nâng cao hiệu quả của thức ăn và nước uống. Các chất alcaloid trong trà còn giúp tiêu hóa nhanh các thực phẩm nhiều đạm vaflipid; đối với vùng dân tộc thiểu số ăn nhiều mỡ và dầu rất cần uống trà như là một nhu yếu phẩm thường ngày, cho nên họ có câu nói “Thà ba ngày không có lương thực, chứ không thể một ngày không có trà”.
+ Giải độc: Các chất trong trà có công năng loại trừ các chất độ hại trong cơ thể, làm sạch các vi sinh vật trong các cơ quan tiêu hóa, loại thải những tàn dư, rác thải trong cơ thể, làm sạch dạ dày, gan, một bộ phận phổi, do đó trà được coi như là “lao công của gan và phổi”.
Các chất alcaloid trong trà còn làm tỉnh người say rượu, thúc đẩy năng lực trao đổi chất của gan, phổi nên đã tăng lưu trhoong huyết dịch, loại thải chất cồn trong máu ra ngoài cơ thể; kích thích thận bài tiết chất cồn qua tiểu tiện.
+ Chống xơ vữa động mạch: Thí nghiệm trên động vật chứng minh uống cafein thuần khiết có thể làm tăng huyết áp, dễ gây xơ vữa động mạch. Nhưng Bộ môn Y khoa Đại học Chiết Giang đã chứng minh trong trà còn có nhiều lượng polyphenol và vitamin C gây tác dụng hiệp đồng nên làm giảm sự hấp thu và hình thành cholesterol trong máu.
b. Hợp chất polyphenol
Trong lá chè có chất polyphenol chè, vị chát; đó là hợp chất có nhiều chức năng dược lý đối với con người. Hàm lượng trong chất khô của trà chiếm tới 20-30%. Trà xanh nhiều hơn trà đen, trà cấp cao nhiều hơn cấp thấp, giống chè lá to nhiều hơn giống chè lá nhỏ, chè trồng mùa hạ nhiều hơn mùa xuân.
Polyphenol trà chia thành 5 loại, nhiều nhất là các loại flavanol, trong đó chủ yếu là chất tanin, chiếm 60-80% tổng lượng flavanol.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại, tác dụng dược lý của polyphenol chè gồm có:
Polyphenol trà chia thành 5 loại, nhiều nhất là các loại flavanol, trong đó chủ yếu là chất tanin, chiếm 60-80% tổng lượng flavanol.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại, tác dụng dược lý của polyphenol chè gồm có:
+ Giảm lipid trong máu, chống xơ vữa động mạch.
+ Tăng cường vi huyết quản, giảm đường trong máu.
+ Chống oxy hóa, chống già yếu.
+ Chống phóng xạ.
+ Diệt khuẩn.
+ Chống bệnh ung thư và đột biến tế bào.
c. Lipo-polysaccarid
Lipo-polysaccarid chiết xuất trong lá chè có màu xám hoặc nâu; đó là một loại hợp chất của lipid và đường. Lá chè Trung Quốc có 3% polysaccarid. Trong lipo-polysaccarid có hàm lượng lipid là 36-58% và 26-47% đường, 0,5-1,0% đạm, 0,7-1,2% lân và 2-3% albumin.
d. Tinh dầu
Tinh dầu trong chè có tác dụng điều tiết sinh lý cây chè; kích thích hệ thần kinh trung ương con người, có lợi cho hoạt động tư duy, lao động trí óc, phòng chống cảm lạnh, hỗ trợ tiêu hóa.
Tinh dầu là một hỗ hợp các chất bay hơi tập trung trong các cơ quan của cây chè. Tinh dầu trong lá chè gồm 2 loại: Có mùi hăng ngái xanh (như n-hexanol, leaf alcohol, leaf aldehyde) và có mùi thơm (như linalol, garaniol). Đó là những thành phần có cấu tạo rất phức tạp; hàm lượng tinh dầu thơm trong lá chè tươi rất nhỏ, phải phân tích bằng sắc ký khí. Chỉ tiêu hàm lượng các chất này được sử dụng trong chọn giống chè.
Hương thơm của trà được hình thành trong quá trình sinh trưởng phát dục cây chè và cả trong quá trình chế biến trà. Hương thơm là một chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá chất lượng chè, được tạo nên từ 3 nguồn:
Tinh dầu là một hỗ hợp các chất bay hơi tập trung trong các cơ quan của cây chè. Tinh dầu trong lá chè gồm 2 loại: Có mùi hăng ngái xanh (như n-hexanol, leaf alcohol, leaf aldehyde) và có mùi thơm (như linalol, garaniol). Đó là những thành phần có cấu tạo rất phức tạp; hàm lượng tinh dầu thơm trong lá chè tươi rất nhỏ, phải phân tích bằng sắc ký khí. Chỉ tiêu hàm lượng các chất này được sử dụng trong chọn giống chè.
Hương thơm của trà được hình thành trong quá trình sinh trưởng phát dục cây chè và cả trong quá trình chế biến trà. Hương thơm là một chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá chất lượng chè, được tạo nên từ 3 nguồn:
- Tinh dầu thơm có sẵn trong búp chè tươi.
- Sản phẩm có mùi trong sự chuyển hóa của catexin và axit amin.
- Sản phẩm của sự caramen hóa trong quá trình chế biến chè.
Hương thơm của trà đen do hàm lượng các chất aldehyde tăng lên đó là kết quả oxy hóa của các chất rượu sẵn có trong búp chè tươi. Trong quá trình chế biến trà đen, chất catexin và axit amin bị oxy hóa và tác dụng lẫn nhau tạo thành các chất aldehyde có mùi thơm. Các sản phẩm của đường trong quá trình caramen hóa, dưới tác động của nhiệt độ cao chuyển hóa thành chất furfuran có muoif thơm ngọt mật ong (ngọt hậu trong miệng, hay đọng ở đáy chén uống trà).