Bản sắc Chè Thái Nguyên - Phần 3

Bản sắc Chè Thái Nguyên - Phần 3

1. Sơ lược về mảnh đất Thái nguyên

Lịch sử hình thành
Từ một thị xã nhỏ bé gồm 4 khu phố, 2 thị trấn và 6 xã với 140.000 dân, Thái Nguyên trở thành thành phố trực thuộc tỉnh ngày 19 tháng 10 năm 1962. Trước kia đây là địa phận xã Đồng Mỏ, huyện Đồng Hỷ. Thị xã Thái Nguyên từng là thủ phủ Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời gian tồn tại Khu tự trị này (1956-1975). Đây cũng là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên. Khi thành lập tỉnh Bắc Thái (1965 – 1996), Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị tỉnh Bắc Thái. Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, Thái Nguyên lại là tỉnh lị tỉnh Thái Nguyên như cũ. Theo cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009), dân số của thành phố Thái Nguyên tăng thêm 55.000 người, bình quân mỗi năm tăng 2,23%.
Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số trung bình hiện nay là: 1.046.000 người Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước.
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.
Địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều động và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

2. Điều kiện tự nhiên

Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. + Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%.
+ Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh… Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu… thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.
+ Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn. – Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú.
Đất đai, thổ nhưỡng
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:
Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây l¬ơng thực cho nhân dân vùng cao
Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như¬ Đại Từ, Phú Lương… ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán…) khó khăn cho việc canh tác .Trong tổng qũi đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78 % diện tích tự nhiên).
Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp. Bảng 1 cho thấy tiềm năng và tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên.
Khí hậu, sông ngòi
Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:
+ Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
+ Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam Võ Nhai.
+ Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất là 13,7o. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa m¬ưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. L¬ợng m¬a trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
Hệ thống sông ngòi dày đặc và tiêu biểu nhất là có hai con sông chính chảy qua thành phố là sông cầu và sông công, sông công có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi ba lá huyện Định Hóa, chạy dọc theo chân núi tam đảo
Ngoài ra tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác, thuộc hệ thống sông kỳ cùng và hệ thống sông lô. Trên các sông chảy qua tỉnh có thể xaay dựng nhiều công trình thủy điện kết hợp với thủy lợi quy mô nhỏ, bên cạnh đó Thái Nguyên có trữ lượng nước ngầm khá phong phú từ đó thuận lợ cho việc hệ thống tưới tiêu và trồng cây lâu năm đặc biệt là cây chè
Đặc điểm xã hội và dân cư
Đặc điểm xã hội Thái Nguyên rất phong phú và phức tạp, bao gồm nhiều thành phần dân tộc, và dân cư phân bố dải rác ở nhiều nơi. Đời sống cư dân sống chủ yếu bằng nghề nông, tuy nhiên cũng có một bộ phận khá đông sống bằng sản xuất công nghiệp và lâm nghiệp.
Dân số tỉnh Thái Nguyên theo điều tra dân số 01/04/2009 là 1.124.786 người. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km ², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km ². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác. 3 huyện: Định Hóa, Đại Từ, Phú Bình có mức tăng trưởng dân số âm
Tình hình kinh tế
Nền kinh tế của Thái Nguyên đang trên đà phát triển mạnh mẽ và là một trong những khu công nghiệp trọng điểm của cả nước. Với một nền kinh tế đa dạng về mọi mặt, không chỉ phát triển kinh tế công nghiệp, mà bên cạnh đó kinh tế nông nghiệp cũng là thế mạnh của vùng,kết hợp với kinh tế lâm nghiệp và chăn nuôi…Nên kinh tế Thái Nguyên ngày càng phát triển và trong đó không thể không kể đến nền kinh tế nông nghiệp” trồng chè”, đã từ lâu Thái Nguyên rất nổi tiếng với lịch sử trồng chè. Những đồi chè, nương chè xanh mơn mởn, đó là nhờ vào bàn tay của những con người nơi đây, và trong đó nổi tiếng hơn cả vẫn là chè Tân Cương, với sự thơm ngon đặc biệt, mà chè không ở nơi nào có được, nên chè Tân Cương đã làm nên một thương hiệu và trở thành nền kinh tế trọng điểm của của khu vực và Thành phố Thái Nguyên.
Đời sống văn hóa- xã hội và con người
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc, với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, nên có thể nói đây là nơi hội tụ được nhiều nền văn hóa của các dân tộc. Mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa rất riêng và độc đáo. Tập trung nhất vẫn là dân tộc kinh, bên cạnh đó những dân tộc khác như: Mường, Tày, Nùng, Mèo, Dao,…Cũng chiếm một số lượng, nhưng không đáng kể. Chính sự đa dạng về thành phần các dân tộc nên Thái Nguyên đã hội tụ được nhiều sắc thái văn hóa, và mang những nét văn hóa đặc trưng của một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc. Do sự đa dạng về nhiều thành phần dân tộc nên ở đây tập trung nhiều tín ngưỡng tôn giáo, nhưng chủ yếu vẫn là những người theo lương giáo…Bên cạnh đó con người nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với lòng hiếu khách và sự thân thiện, có lẽ vì thế mà mọi du khách khi du lịch về thăm mảnh đất Thái Nguyên không thể quên được hình ảnh những con người nơi xứ Trà thân thiện, gần gũi và nhiệt tình. Đây cũng là một nét văn hóa đẹp trong giao tiếp của người Thái Nguyên với du khách gần xa.