Bản sắc Chè Thái Nguyên - Phần 2

Bản sắc Chè Thái Nguyên - Phần 2

Hãng Chính Chè xin giới thiệu tới Quý Khách hàng bài nghiên cứu "Bản sắc Chè Thái Nguyên - Phần 2". Sau đây là những khái quát chung về văn hóa, văn hóa ẩm thực.

1. Tổng quan sơ lược về văn hóa

Khái niệm về văn hóa
Theo tài liệu năm 1995 của UNESCO thì “văn hóa” có thể được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, văn hóa của một nước là những sinh hoạt trong “lĩnh vực văn hóa, hay là khu vực công nghiệp văn hóa” của nước ấy. Thứ hai nhìn theo quan điểm nhân chủng học và xã hội học , văn hóa là tập hợp những phong thái , tín ngưỡng là nền tảng , là chất keo không thể nào thiếu cho sự vận hành nhuần nhuyễn của xã hội. Nó là hiện thân những giá trị được cộng đồng chấp nhận, dù có biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
Văn hóa được chia thành hai lĩnh vực đó là văn hóa hữu thể và văn hóa vô thể có thể hiểu văn hóa như là một thiên nhiên thứ hai, một môi trường thứ hai nuôi dưỡng con người. Nền văn hóa được hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử với một bề dày, một chiều sâu. Có thể xem văn hóa là cái còn động lại, tinh túy nhất, không dễ thay đổi của một dân tộc, đó là nếp sống của một dân tộc. Bản sắc là cái chảy ngầm bên trong tạo nên tính cánh của dân tộc , trong khi phong cách là cái thể hiện ra bên ngoài . Ăn uống là một khía cạnh của văn hóa, Cùng với quá trình lịch sử dân tộc , ăn uống có những thay đổi và biến hóa , nhưng vẫn giữ được những bản sắc của nó.
Bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống – ý thức của một cộng đồng, bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước, giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học – nghệ thuật… Khái niệm Bản sắc văn hóa có hai quan hệ cơ bản: quan hệ bên ngoài là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau quan hệ bên trong chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong một cộng đồng phải có.

2. Khái niệm về ẩm thực

Theo Nguyễn Văn Dương nghiên cứu về ẩm thực trong ngôn ngữ, thì từ “ăn” trong tiếng việt có số lượng ngữ nghĩa và số lượng từ ghép rất phong phú, có đến 15/20 ngữ nghĩa được nêu trong từ điển tiếng việt có liên quan đến “ăn” .Sở dĩ từ ăn chiếm vị trí lớn ngôn ngữ và tư duy người việt vì từ xưa đến đến đầu thế kỷ xx , nước ta đất hẹp, kỹ thuật chưa phát triển , mức sống còn thấp do đó cái ăn luôn là yếu tố quan trọng nhất: “có thực mới vực mới vực được đạo”, “dĩ thực vi tiên”..Bên cạnh ăn thì uống không chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ Việt Nam. Ngoài nghĩa thông thường là uống cho hết khát, từ “uống” trong từ ghép “ăn uống”có nghĩa là uống rượu. Hiện nay trong ngôn ngữ đời thường dùng từ “nhậu” để chỉ việc uống rượu. Tuy nhiên trong các từ điển của Huỳnh Tịnh Của (1895-1896) của Génibrel (1898), thì “ nhậu” chỉ có nghĩa là uống, không hỉ uống rượu . Trong Việt Nam tân từ điển của Thanh nghị (1952) thì từ “nhậu”đã mang nghĩa rõ hơn là “uống, thường là uống rượu”.
Văn hóa ẩm thực
Từ muôn đời xưa ông cha ta đã không hề xem nhẹ việc ăn uống, việc dạy ăn như thế nào, học ăn như thế nào phải bắt nguồn từ chính gia đình. Đây là cái nôi đầu tiên giúp con người hoàn thiện bản thân, hình thành nhân cách, trau dồi kiến thức ứng xử, thể hiện được truyền thống văn hóa bao đời nay của dân tộc ta. Có thể hiểu văn hóa ẩm thực là cách ăn, kểu ăn, món ăn đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương mà qua đó ta biết được trình độ văn hóa, lối sống, tính cách của con người và dân tộc đó.
Khi nói về văn hóa ẩm thực , trước hết ta phải nói đến nét văn hóa trong ăn uống ở gia đình, từ đó rộng hơn, xa hơn là ở những bữa tiệc tùng…những dịp gặp mặt giao lưu. Ta có thể xem văn hóa ẩm thực là một bộ “gien”đặc sản có khả năng lưu truyền nhiều giá trị văn hóa của nhân loại mà gia đình chính là tế bào lưu giữ và lưu truyền đời này sang đời khác. Ăn uống trong gia đình là ăn uống phổ biến nhất của toàn nhân loại. Ở một mức độ nào đó thì lối ăn uống này ở Việt Nam phổ biến hơn nhiều ở các nước khác, vì Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp, phần lớn người dân sống bằng nghề nông và trồng lúa nước , nên thời gian tụ họp ở nhà là chủ yếu trong suốt cả năm . Bữa ăn gia đình và đặc biệt là bữa ăn của gia đình nhiều thế hệ là một môi trường văn hóa và không gian văn hóa thể hiện quá trình tiếp nối và bảo lưu văn hóa của người Việt. Ở đây mọi yếu tố văn hóa không chỉ được chuyền tải trong chuyện ăn gì mà mà còn luôn luôn được gìn giữ trong khuôn khổ cổ truyền một lối ăn theo truyền thống được thể hiện rất rõ qua những dụng cụ được dung trong bữa ăn, cách ứng xử với mọi người trong khi ăn…Vậy tựu trung lại ta có thể hiểu rằng , văn hóa ẩm thực là những phong tục, những thể thức ăn uống từ nghìn xưa để lại, mang đậm sắc thái của một nước, tạo nên những nét riêng biệt độc đáo của nước đó.
Các nhà văn hóa học đã có chung nhận định: ăn uống của mỗi dân tộc là một hiện tượng văn hóa khi nó mang các giá trị chân, thiện , mỹ. Với người Việt Nam ăn uống là cả một nghệ thuật, nó không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của con người mà còn có mối quan hệ mật thiết tới lối sống, truyền thống của dân tộc . Ăn uống của người Việt được Đinh Gia Khánh nhận định như sau:

“món ăn, cách thức ăn uống của từng nước, từng quê hương, của từng làng xóm, là biểu hiện của lối sống dân tộc, lối sống địa phương và bắt dễ sâu xa vào truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc, của địa phương, món ăn là nội dung góp phần tạo nên phong vị dân tộc, phong vị quê hương và có tác động không nhỏ vào tâm tư tình cảm, vào cách ứng xử của mỗi tập đoàn người và của riêng mỗi con người.
Như vậy có thể nói, ẩm thực, tức là ăn uống thể hiện lịch sử của một quốc gia đó. Các món ăn qua từng giai đoạn sẽ nói lên được cuộc sống, con người của giai đoạn đó và của vùng đất nơi đã sản sinh ra các món ăn mà không đâu có thể làm giống hệt được. Văn hóa dân gian Việt nam là là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó văn hóa ẩm thực là một nét đặc trưng, con người đã dần phát triển việc ăn uống lên thành một lĩnh vực rộng rãi được nhiều người quan tâm. Nghiên cứu về nghệ thuật ăn uống của người Việt nói chung và việc ăn uống của từng miền nói riêng, mang lại nhiều điều lí thú và hấp dẫn mọi người.
Những đặc trưng trong ẩm thực Thái Nguyên
Văn hóa ẩm thực Thái Nguyên rất đa dạng và phong phú, do có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý nên Thái Nguyên đã tiếp thu được nhiều nền văn hóa từ các tỉnh và thành phố lân cận, từ đó làm phong phú và đa dạng nền văn hóa của tỉnh. Nếu như các tỉnh miền trung chủ yếu ăn những món ăn cay và mặn thì trong bữa ăn thường ngày của người Thái Nguyên lại là những món ăn nhạt và ít cay. Bên cạnh đó trong cơ cấu bữa ăn của người Thái Nguyên thường có món luộc và xào, đây là hai món ăn mà hầu như không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn của người Thái, dù nhà ít người hay nhiều người thì mâm cơm cũng phải thịnh soạn, đầy đủ các món ăn như khi có khách, đây cũng là một nét văn hóa rất đặc trưng của người Thái Nguyên. Và trong bữa ăn mọi người thường rất ý tứ, trước khi ăn phải mời nhau ăn, mời từ già tới trẻ, người nhiều tuổi đến người ít tuổi, trong bữa ăn mọi người có thể nói chuyện và trao đổi thoải mái. Thể hiện sự sum họp, đầm ấm của một đại gia đình. Bên cạnh ăn thì uống cũng là một nét văn hóa không thể thiếu trong văn hóa người việt nói chung và người Thái Nguyên nói riêng, và tất cả những nét văn hóa đó đã tạo nên những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Thái Nguyên.