Chè Thái Nguyên trong lòng người dân Việt

Chè Thái Nguyên trong lòng người dân Việt

Từ cả trăm năm nay, giữa mưa, nắng và bao những dời đổi của xã hội, cây chè vẫn trẻ trung, chắt gạn từ lòng đất vị tinh túy chát như nước mắt và ngọt như lời của tình yêu đôi lứa để hiến dâng cho cuộc đời.
Chè Thái Nguyên trong lòng người dân Việt
Ví như khúc tâm giao cuộc đời, ở bất cứ nơi nào khi ai đó nói đến Thái Nguyên, bao giờ cũng nhắc kèm đến chè. Người Việt Nam khi đi lễ chùa, khởi tâm sắm lễ thường không quên có ấm chè, với tâm niệm dâng kính chư Phật những gì lòng mình quý trọng. Ấm chè thường được khách hàng chọn mua là Chè Tân Cương Thượng Hạng của Hãng Chính chè Thái Nguyên, dậy mùi hương thơm nồng nàn. Loại chè Tân Cương Thượng hạng mới pha, mở nắp ấm thì kẻ sĩ dùng dằng chẳng muốn bước đi.
Chè Thái Nguyên trong lòng người dân Việt
Nếu người Trung Hoa tự hòa có các vùng chè nổi tiếng ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang... thì người Việt Nam tự hào có vùng chè Lâm Đồng, Yên Bái, Phú Thọ... Nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất vẫn là chè Thái Nguyên. Hiện toàn tỉnh có hơn 17.660ha chè, trong đó có hơn 16.300ha cho thu hoạch với năng suất ổn định 107 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 174.772 tấn/năm, tương đường gầm 35.000 tấn chè búp khô. Chè Thái Nguyên hiện có 3 hình thức sản xuất là chế biến chè xanh thủ công, chế biến công nghiệp và chế biến công nghệ cao. Hiện nay, chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong nước, nên số lượng chè được xuất bán ra nước ngoài chưa đáng kể, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 6.600 tấn chè búp khô xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ là Pa-ki-xtan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản. Người Việt Nam, thú uống trà ngấm vào máu thịt, nên dù ở chân trời, góc bể nào, hễ bạn bè gặp nhau là có ấm trà để khơi nguồn câu chuyện. Mà được thứ trà xanh Thái Nguyên mới được coi là thượng hạng. Dù là chè ở vùng Minh Lập (Đồng Hỷ), Phúc Thuận (Phổ Yên), La Bằng (Đại Từ) hay chè được sao suốt ở các xã vùng chè Tân Cương (TP Thái Nguyên), đều được gọi chung bằng hai từ Chè Thái.
Nờ hợp thổ nhưỡng, lại có nước tưới từ các dòng sông Cầu, sông Công và dải núi Thằn Lằn (Tam Đảo) chắn ánh xế ban chiều, nên cây chè ở Thái Nguyên sinh trưởng tốt, cho hàm lượng ta lanh cao, đặc biệt là vị ngọt hậu thoảng vị cốm thơm lan tỏa, quyến rũ. Vì thế chè Thái Nguyên được mọi người trên khắp dặm dài đất nước ví cùng những gì đẹp nhất. Truyền tụng rồi thành câu cửa miệng có vần điệu: "Chè Thái, Gái Tuyên". Sơn nữ miền gái đẹp Tuyên Quang mảnh mai, yểu điệu thục nữ với tà áo dài bay lướt giữa cuộc đời trần tục. Chè Thái Nguyên lại đậm đà hương vị của rừng núi, có vị chát của nắng và vị ngọt hậu của tình nghĩa con người, nên những ai sành ẩm đều có cảm mến với hương chè Thái Nguyên. Là người Việt Nam, công việc quanh năm bộn bề, nhưng bận đến đâu chăng nữa thì khi Xuân về, Tết đến nhà ai chẳng có ấm chè dâng cúng tổ tiên. Rồi mừng tuổi cha mẹ, dạm hỏi, cưới gả hoặc như đến nhà ân nhân thăm nom, ấm trà Thái Nguyên làm tăng thêm lịch lãm cho người biếu tặng.
Trà Thái Nguyên lặng lẽ đi vào tâm tưởng mỗi người dân đất Việt. Và theo bánh con tàu quay, chè Thái Nguyên đến với người tiêu dùng miền Nam, lên vùng Tây Nguyên đất đỏ, về các miền biển theo từng đoàn tàu ra khơi đánh cá. Ấm trà Thái có trong câu chuyện giữa những người lính canh giữ chốt biên cương. Ngoài hải đảo bốn bề biển bạc, ấm trà Thái Nguyên làm ấm lòng người chiến sĩ canh giữ biển trời. Để thỏa lòng nhớ về nơi chôn rau cắt rốn, chè Thái Nguyên vượt qua trùng trùng hải lý đến với những người con xa Tổ quốc. Ở nơi xứ tuyết trời Âu, chén trà nóng làm đằm lại nỗi lòng khắc khoải trong mỗi trái tim biết yêu thương. Biết rằng, không chỉ Thái Nguyên mới có chè, mà ở nhiều vùng quê, nhiều mảnh đất trên địa cầu con người sinh sống nhờ cây chè. Khoảng 40 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới có chè xuất khẩu, chủ yếu là các sản phẩm chè xanh, chè đen và mẫu mã chắc chắn phải có tới vài trăm loại. Mỗi loại chè lại có hương vị riêng, song mỗi dân tốc trên thế giới, cách uống trà cũng do nền tảng văn hóa của mỗi tốc người, mỗi quốc gia chi phối. Ví như Người Nhật Bản có Trà đạo. Người Trung Quốc có Trà Kinh. Người Nga giản đơn hơn uống trà cố giữ ấm cơ thể. Người Morocco (Châu Phi) uống trà để cầm chân khách. Người Mỹ uống trà ướp thêm các loại hoa... Còn người Việt Nam, trà như người bạn tri âm, tri kỷ. Trà dùng trong đại tiệc liên quan đến đại sự quốc gia, cho người độc ẩm mưu lược chuyện đời, cho kẻ nhàn tản với cốc trà đá bên lề phố...
Chè Thái Nguyên trong lòng người dân Việt
Nhẩn nha thưởng trà, xuýt xoa, lòng cao hứng nghĩ xưa các cụ ẩm trà, nẩy Kiều, tự bảo: Đất nước mình sông dài, biển rộng, nhiều nơi có cây chè nuôi sống con người, nhưng "Trăm năm trong cõi người ta", không ít người Việt thường muốn bầu bạn với ấm trà Thái Nguyên chính hiệu.