Lịch sử phát triển của Trà Việt Nam

Lịch sử phát triển của Trà Việt Nam

Trong Văn hoá người Việt, trà không chỉ là loại thức uống phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày, mà việc dùng trà đã trở thành một thú vui thanh cao, một nét phong tục tập quán vì ngoài hương vị và những lợi ích cho sức khoẻ đã được khoa học chứng minh một cách thuyết phục, thì trà còn không thể thiếu trong các nghi thức giao tiếp giữa người với người trong xã hội. 
Về phương diện xã hội, từ rất lâu trà đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt, việc uống trà không đơn thuần chỉ để giải khát, để thưởng thức hương vị mà còn hàm chứa những giá trị văn hoá cao đẹp, đó là thể hiện sự kính trọng, sự mến khách thân tình và còn là phương cách giúp tìm đến sự tĩnh tại nội tâm.
Chia sẻ của Nhà văn Đức Ánh "Từ khi tôi còn nhỏ đến giờ, tôi thấy trà rất cần thiết trong gia đình, nên gia đình tôi ai cũng thích uống trà, tôi nghĩ mặc dù có rất nhiều thức uống nhưng trà không thể thay thế được trong gia đình Việt, vừa là thức uống sinh hoạt thường ngày, vừa là thức uống thấm sâu vào văn hoá gia đình người Việt, trong trà có rất nhiều thành phần hoá học giúp nâng cao sức khoẻ con người".
Chia sẻ của Tổng Giám đốc Mai Đức Hùng - Công ty Địa ốc Việt Đô "Trong xã hội hiện đại xu thế sống nhanh, nhưng với bản thân tôi tìm đến với trà là tìm đến với sự thanh bình tĩnh tâm để công việc tốt hơn".
Về phương diện khoa học, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp khám phá ra càng nhiều tố chất quý có trong trà như  polyphenol, flavonoid, fluoride, tannin, Axit amin L-theanine đã được nghiên cứu và được chứng minh là rất hữu ý cho việc chăm sóc sức khoẻ, điều trị y khoa và ngăn ngừa bệnh. Ngày nay, các chất này ngày càng được các nhà khoa học nghiên cứu và điều chế ra nhiều loại thuốc đặc trị quý, do vậy đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành trà nói chung. 


Hãng Chính Chè để tạo ra một loại trà Tân Cương chất lượng, từ giai đoạn chọn giống, gieo trồng, cho đến khi chế biến thành phẩm là cả một quá trình, trong đó lệ thuộc ở nhiều yếu tố cả chủ quan đến khách quan mà người dùng trà bình thường khó mường tượng được, như yếu tố về thổ nhưỡng, điều kiện thời tiết, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến và cả kỹ thuật pha chế, các yếu tố này đều quan trọng và có tính quyết định đến chất lượng và vị trà khi sử dụng.

Điều kiện để cây trà phát triển

So với một số cây trồng khác, trà không yêu cầu quá nghiêm ngặt về đất trồng, nhưng để cây trà sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng phải đạt được những yêu cầu cở bản sau: đất tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ PH thích hợp cho trà phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu tối thiểu là 80cm, mực nước ngầm phải dưới 1m thì hệ rễ mới phát triển bình thường. Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và chất lượng trà, thực tế các nước có ngành trà phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy: trà trồng ở vùng cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng, và khi đã qua chế biến có hương và vị rất đặc trưng mà trà trồng các khu vực thấp không thể có được. Ở nước ta điều này đã được chứng minh qua các danh trà vốn có nguyên liệu trà được trồng ở các vùng cao như Chè Thái Nguyên, Chè Bảo Lộc Lâm Đồng. Một số chuyên gia Nga còn chứng minh trong một chừng mực nhất định trà trồng ở nơi ở địa thế càng cao hơn mặt biển thì khuynh hướng tạo thành và tích luỹ tannin càng lớn. Tannin hiện được nghiên cứu, ứng dụng nhiều trong ngành thực phẩm, công nghiệp trong dược liệu và rất có lợi cho sức khoẻ. Bà Vũ Thị Chính chủ Hãng Chính Chè một trong những Hãng Chè lớn và uy tín chia sẻ kinh nghiệm và thực tế trồng trà với điều kiện thổ nhưỡng "Khi nói tới chất lượng trà, người ta nói tới sinh thái của cây trà, sinh thái của cây trà gồm có thổ nhưỡng, khi hậu và đặc biệt là độ cao. Thứ Nhất, theo quan niệm của Hãng Chính Chè làm kinh doanh và chế biến trà thì độ cao rất quan trọng, người ta cạnh tranh nhau về độ cao và người ta cạnh tranh nhau về  giá trị của trà ở độ cao. Thứ Hai là mùa thu hái, mùa thu hái phải vào mùa đông xuân thì có những loại trà rất đặc biệt, và chỉ dành để bán cho những khách VIP của Hãng Chính Chè. Thứ Ba, là ở Việt Nam chúng ta rất tự hào có một khí hậu và thổ nhưỡng rất tốt để trồng trà, Bộ phận nghiên cứu nguồn trà nguyên liệu của Hãng Chính Chè đã xác định ở Việt Nam nơi nào cũng có thể trồng được trà và nơi nào cũng có nguồn trà ngon, điều đó Hãng Chính Chè rất yên tâm tập trung vào công đoạn kỹ thuật chế biến hiện đại kết hợp với thủ công truyền thống.

Phương pháp chế biến trà

Cùng với điều kiện về thổ nhưỡng, giống cây trồng và chăm sóc, thì kỹ thuật chế biến của Hãng Chính Chè cũng là yếu tố nền tảng để tạo nên thành phần dược chất và hương vị của trà.
Búp trà là sản phẩm cuối cùng của giai đoạn trồng trọt, đồng thời là nguyên liệu khởi đầu cho quá trình chế biến của Hãng Chính Chè. Thực tế cho thấy tổ chức thu hái đúng kỳ, đúng vụ và đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng trà nguyên liệu. Nếu thu hái không đúng kỳ búp trà sẽ kém phát triển, nếu hái không đúng kỹ thuật thì khả năng lấy búp của cây trà sẽ giảm, ngược lại việc thu hái đúng kỹ thuật sẽ giúp cây trà sinh trưởng tốt và tiếp tục cho ra những búp trà chất lượng
(còn tiếp)