Trà Việt với tôi là cả niềm say mê vô tận và rất đỗi thân quen…
“Say” với trà, trong từng buổi sáng tinh sương. Dù cuộc sống có vô vàn đổi thay, nhưng Trà vẫn bên tôi như là một phần không thể thiếu. Hiểu trà- hiểu chính mình và những giá trị thuần Việt. Yêu Trà cũng là một cách để tôi yêu con người, yêu cái hồn dân tộc- bình dị mà thanh cao, mộc mạc nhưng tinh tế.
Không biết tự khi nào mà tôi lại có thói quen dùng trà sớm… Có lẽ niềm yêu thích ấy của tôi được truyền từ ông nội - người luôn yêu thương dạy bảo cho tôi những giá trị của cuộc đời. Trà với tôi gần gũi lắm, tựa như một người bạn tâm tình sớm tối. Những buổi tinh mơ tôi vẫn cùng ông pha ấm trà thơm, trong cái se lạnh của buổi ban mai, trong chờn vờn sương sớm, tờ mờ của khói bếp bà đun cho ông ấm nước thắm đượm yêu thương. Tôi với trà gắn kết với nhau không chỉ bằng chén trà thơm, ấm nóng mà còn là hơi ấm yêu thương của ông, của cái nôi gia đình…
Dù đã xa ông, xa miền quê với bao gắn bó tuổi thơ… nhưng tôi vẫn giữ nếp dùng trà sớm, ngay giữa chốn thị thành tấp nập bon chen, giữa những khó khăn của cuộc sống xa nhà. Trà giúp tôi khởi đầu một ngày mới với những hi vọng tốt lành. Còn gì thú vị hơn những buổi sớm mai được tự tay pha cho mình một chén trà, nhấm nháp hương thơm của trà, vị đăng đắng mà ngọt thanh giữa những phút giây tĩnh lặng và điềm đạm để suy ngẫm về đời, về người. Chính những lúc như thế, tôi nhận ra triết lý của trà - cũng là triết lý nhân sinh cuộc sống: Cuộc đời luôn xáo động, nhưng lòng người phải luôn tĩnh lặng tùy ứng trước những thay đổi ấy, như một nhà thơ đã thốt lên: “Sống là động mà không xáo động”. Trà bên ta, giúp ta bình yên trước cuộc sống bộn bề.
Không giống những quốc gia khác, như Trà Trung Hoa đòi hỏi sự cầu kì, hay sự thiền lễ và nghi thức trong Trà Đạo Nhật Bản... Trà Việt vốn bình dị, chân phương và gần gũi như chính con người Việt Nam nhưng cũng không kém phần tinh tế. Trà dành cho hết thảy mọi người, từ bậc vua quan quyền quý hay những sĩ phu, trí thức đến những nông phu; từ nơi thị thành đến chốn đồng quê, từ mái ngói cột son đến túp lều tranh vách đất… Ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào, Trà cũng luôn hiện diện, thật gần gũi nhưng mang cả hồn dân tộc.
Người Việt luôn tự hào về nền văn hiến lâu đời, nghệ thuật trà Việt cũng là một nét đẹp văn hóa được lưu giữ đến ngày nay... Tôi đã được ông kể chuyện uống trà của người xưa: trong màn sương giăng kín mặt hồ, người ta khẽ chèo thuyền ra giữa hồ sen, cẩn thận hứng những giọt sương mai đọng trên lá sen để pha nước dùng trà, tỉ mỉ gạn trà đượm thắm hương sen trong búp sen được lén bỏ vào từ hôm trước và thưởng trà thật thi vị trong ánh nắng ban mai ửng hồng. Hay chuyện dùng 1000 đóa hoa sen để ướp nên một cân trà của những người dân chốn Kinh kì vẫn truyền đời đến hôm nay. Người xưa xem Trà sen là linh hồn của Trà Việt, đến bây giờ nhiều gia đình sống ven hồ Tây- Hà nội vẫn giữ nếp ướp trà như thế đã thu hút bao khách gần xa…
Trà Việt là thế, nhưng Trà đối với tôi còn là niềm vui giao tiếp. Trà giúp con người xích lại gần nhau,là hiện thân của văn hóa người Việt. Ông bà ta thường nói “Đến nhà không trà thì rượu”, Người Việt dùng Trà để tiếp đãi nhau, gắn kết thân tình, cùng trà tâm tình, chia sẻ… rất đỗi tự nhiên và gần gũi, chân thành. Trà trong tôi là cả tình yêu, cho tôi thêm quý trọng những giá trị văn hóa thuần Việt. Trà cho tôi những người bạn, cho tôi niềm vui và những cảm hứng trong cuộc sống. Tôi vào Đại học, xa quê nghèo, xa ông… xa những chén trà sương sớm, nhưng tình yêu trà vẫn luôn cháy bỏng.
“…Vị kia dẫu đắng lạ thường,
Nhưng sau men đắng ngọt thơm lịm tình”
Không giống những quốc gia khác, như Trà Trung Hoa đòi hỏi sự cầu kì, hay sự thiền lễ và nghi thức trong Trà Đạo Nhật Bản... Trà Việt vốn bình dị, chân phương và gần gũi như chính con người Việt Nam nhưng cũng không kém phần tinh tế. Trà dành cho hết thảy mọi người, từ bậc vua quan quyền quý hay những sĩ phu, trí thức đến những nông phu; từ nơi thị thành đến chốn đồng quê, từ mái ngói cột son đến túp lều tranh vách đất… Ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào, Trà cũng luôn hiện diện, thật gần gũi nhưng mang cả hồn dân tộc.
Người Việt luôn tự hào về nền văn hiến lâu đời, nghệ thuật trà Việt cũng là một nét đẹp văn hóa được lưu giữ đến ngày nay... Tôi đã được ông kể chuyện uống trà của người xưa: trong màn sương giăng kín mặt hồ, người ta khẽ chèo thuyền ra giữa hồ sen, cẩn thận hứng những giọt sương mai đọng trên lá sen để pha nước dùng trà, tỉ mỉ gạn trà đượm thắm hương sen trong búp sen được lén bỏ vào từ hôm trước và thưởng trà thật thi vị trong ánh nắng ban mai ửng hồng. Hay chuyện dùng 1000 đóa hoa sen để ướp nên một cân trà của những người dân chốn Kinh kì vẫn truyền đời đến hôm nay. Người xưa xem Trà sen là linh hồn của Trà Việt, đến bây giờ nhiều gia đình sống ven hồ Tây- Hà nội vẫn giữ nếp ướp trà như thế đã thu hút bao khách gần xa…
Trà Việt là thế, nhưng Trà đối với tôi còn là niềm vui giao tiếp. Trà giúp con người xích lại gần nhau,là hiện thân của văn hóa người Việt. Ông bà ta thường nói “Đến nhà không trà thì rượu”, Người Việt dùng Trà để tiếp đãi nhau, gắn kết thân tình, cùng trà tâm tình, chia sẻ… rất đỗi tự nhiên và gần gũi, chân thành. Trà trong tôi là cả tình yêu, cho tôi thêm quý trọng những giá trị văn hóa thuần Việt. Trà cho tôi những người bạn, cho tôi niềm vui và những cảm hứng trong cuộc sống. Tôi vào Đại học, xa quê nghèo, xa ông… xa những chén trà sương sớm, nhưng tình yêu trà vẫn luôn cháy bỏng.