Chè Tân Cương trong văn hoá ẩm thực Việt Nam
Để có được những ấm chè Tân Cương ngon, thì những cây chè phải được trồng ở những vùng có thổ nhưỡng phù hợp. Ở Việt Nam những cây chè được trồng ở vùng trung du miền núi phía Bắc nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất có lẽ là ở vùng Tân Cương Thành phố Thái Nguyên, chả thế mà trong dân gian có 4 chữ rằng: "Chè Thái - Gái Tuyên" để tự hào nói về hương vị chè của vùng này, nương theo tiếng tăm ấy chúng tôi lên đường tới Tân Cương Thái Nguyên để tìm hiểu và muốn tự tay làm và được thưởng thức một ấm chè ngon tại chính vùng đất của Danh trà này.
Xã Tân Cương nằm ở phía Tây cách trung tâm hơn 10km, một con đường từ trung tâm Thành phố qua các vùng đồi với nhiều khúc quanh đột ngột đã được nâng cấp và làm mới. Thủa xưa chính từ con đường này thế hệ các bà, các mẹ, các chị của vùng đất này đã đi qua bao nhọc nhằn vất vả, gồng gánh cả mùa đông rét mướt cả mùa hè nắng lửa trên vai mang chè Tân Cương ra chợ thái để có tiền mua các vật dụng thiết yếu cho gia đình.
Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi men theo những con đường bê tông quanh co giữa những đồi chè để tìm gặp một người Thầy giáo 70 tuổi, người đã cùng những thế hệ học trò của mình sinh ra, lớn lên, trưởng thành và làm việc bên những vườn chè, người sẽ kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về những cây chè đó là thầy Nguyễn Đình Đài.
Được sự hỗ trợ của Ông Tuần phủ Nguyễn Đình Tuân, đoàn người trong đó có ông Đội Năm - Vũ Văn Hiệt đã lên đường đi sang bên Phú Hộ - Phú Thọ để lấy giống chè về, thời gian đi lấy giống là năm 1925. Dưới bàn tay chăm sóc và đặc biệt với vùng đất mới chưa được ai khai phá, đất đai thổ nhưỡng và độ phì nhiêu tốt nên cây chè Phú Thọ về Tân Cương phát triển rất nhanh. Đến năm 1930 đã phát triển thành vườn chè tương đối lớn ở vùng Tân Cương, tập trung nhiều nhất là vùng Guộc phát triển sang bên sông là Xóm Bình Định, theo dải bờ Sông Công lên Soi Vàng, Đội Cấn, Hồng Thái đều trồng chè. Đến năm 1935 có cuộc thi Đấu Xảo ở Hà Nội, Cụ Hiệt có đem sản phẩm Chè Tân Cương về thi và đoạt giải nhất. Từ đó tiếng chè Tân Cương đã lan truyền ra khắp trong nước và ngoài nước, sau khi cuộc thi đó thì khách Ấn Độ, Trung Quốc... đã đặt hàng, hàng năm xuất khẩu hàng chục tấn chè và hãng chè "Con Hạc" của Cụ Đội Năm đã trở thành thương hiệu chính của Thái Nguyên lúc bấy giờ.
Khi đi trên những con đường nhỏ vòng quanh những đồi chè Tân Cương, nếu đứng từ xa nhìn về phía những dãy chè, sẽ thấy một màu xanh bạt ngàn trải dài khắp trên triền đồi này qua những triền đồi khác cứ tít tắp không ngừng, dưới ánh nắng ban mai những đồi chè như tấm màn nhung, óng ánh sắc xanh tuyệt đẹp. Thế nhưng khi đến gần những gốc chè mới thấy, khác với những màu xanh tươi mát và mơn mởn của những búp chè phía trên ngọn, dưới gốc là những gốc chè Tân Cương xù xì cắm rễ sâu trên nền đất khô khốc đầy cát và sỏi. Đó là do chất đất của Tân Cương và do vùng tiểu khí hậu của Tân Cương, Tân Cương là vùng đất bán sơn địa, dòng sông Công chia Xã Tân Cương làm hai phần, phía Tây là rừng nguyên sinh, phía Đông là những đồi gò bát úp, trong đó chủ yếu những dãy đó là những dãy phù sa cổ, những lớp mùn được tích tụ nhiều năm, đất ở đây là đất pararit màu vàng, đất rất phù hợp với cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. Đặc biệt Tân Cương có dãy núi Tam Đảo ở phía Tây chắn nắng vào buổi chiều nên làm cho chất lượng cây chè luôn ổn định. Về cơ bản đó là chất đất, cùng với tính cách cần cù chịu khó và siêng năng thông minh sáng tạo, dưới bàn tay nghệ nhân của người làm chè Tân Cương được tích tụ trong suốt quá trình sản xuất đã có kinh nghiệm hết sức quý báu để làm sản phẩm chè Tân Cương ngày một nổi tiếng và có chất lượng cao hơn. Quả thật, những ngọn chè Tân Cương ở đây rất non và đều đặn, nếu nhẹ tay gắt thử một vài ngọn chè sẽ thấy ngọn chè không quá dai, búp chè xanh mở, lá chè bóng mỡ, mềm và không gai cứng như những lá chè ở nơi khác, khi ngọn chè bị ngắt mùi chè tươi thoát ra thơm nhè nhẹ và thanh khiết rất dễ chịu.
Theo chỉ dẫn của Thầy Đài, chúng tôi tìm đến Hãng Chính Chè tại Hồng Thái 2 Xã Tân Cương, thời gian này cũng là lúc những người công nhân của Hãng Chính Chè đang tất tả chuẩn bị cho công việc đầu tiên trong khâu chế biến đó chính là thu hái chè. Thời xưa, công việc hái chè là do phụ nữ làm, còn xao chè là phần việc của đàn ông. Chè Tân Cương phải hái bằng chính bàn tay của người phụ nữ mới ngon, bởi nó đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cần mẫn, thêm vào đó phải có một chút kiên nhẫn, một chút sự nâng niu dành cho những búp chè Tân Cương.
Chè phải được hái từ tinh sương đến giữa Ngọ, khi mà búp chè chưa bị ánh nắng hút đi lượng hơi nước cần thiết và lá cũng chưa bị bung ra. Thông thường đối với chế biến chè Tân Cương, kỹ thuật hái búp chè là một tôm hai lá, một lá hai chừa để cây chè vẫn đảm bảo tái sinh và phẩm cấp đạt yêu cầu chế biến. Dụng cụ đựng chè mới hái phải đảm bảo sạch, không mùi và có thể che ánh nắng trực tiếp tác động vào búp chè Tân Cương mới hái mà không bị kín quá, chè đựng vào bao ni lông và phơi nắng rất lâu dễ bị ôi chè, phẩm cấp giảm và đặc biệt Hãng Chính Chè không bao giờ hái chè vào ngày mưa vì nước mưa sẽ làm cho Chè Tân Cương giảm chất lượng.
Chè được mang về để khoảng nửa tiếng cho héo lá rồi mang lên bếp lửa xao nhẹ nhàng cho lá tiết ra hơi nước, khi lá chè vừa đủ độ thơm, dẻo... thì mang ra nong tre để vò cho từng búp chè xoắn vào với nhau. Để những xoắn chè Tân Cương xoắn vào nhau thì phải xoa một chiều nhất định và không được xoa ngược lại, công đoạn này cũng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và lâu năm vì chỉ cần xoa mạnh quá hoặc xoa nhẹ quá, và đặc biệt chỉ cần một chút mùi mồ hôi trên tay thôi sẽ làm chè Tân Cương mất mùi đặc trưng của Chè.
Việc xao chè thường do những nghệ nhân lâu năm của Hãng Chính Chè đảm nhiệm, đây là giai đoạn vất vả nhất và cũng là giai đoạn mang tính quyết định của Hãng Chính Chè có ngon và cánh chè có đẹp hay không. Chè Tân Cương có ngon, vị có đượm hay không phụ thuộc vào vị cảm nhận nhiệt của nghệ nhân xao chè, toàn bộ vị chè được vò lại thấm ngược trở lại trong giai đoạn này, chỉ có hơi nước là bốc đi hết, khi xao chè kị nhất là mùi nước hoa, đặc biệt là mùi dầu cù là dễ bị làm chè mất mùi. Chè Tân Cương được xao trên chảo nhôm thật lâu, cho tới khi cánh chè khô quắt lại, lá chè chuyển từ mầu xanh tươi sang mầu đen nhạt là chè đã tương đối khô, người xao chè cũng đã phải trải qua một quá trình làm việc trong nhiệt độ cao và tập trung liên tục. Lúc này, chè Tân Cương được cho ra nong được sàng sẩy để lọc ra những cánh chè không đủ tiêu chuẩn, không xoắn hoặc bị nát quá ra ngoài, nghệ nhân đứng bếp lại chuẩn bị củi lửa cho công đoạn quan trọng nhất quyết định đến mùi thơm của chè Tân Cương đó chính là công đoạn lấy hương. Từ truyền thống từ xưa đến nay các Cụ đã làm là lấy hương, dùng nhiệt vừa phải hay dùng than tàn còn lại ở trên bếp để đánh hương thì mới lên mùi hương cốm của chè, công đoạn này những người nghệ nhân của Hãng Chính Chè phải làm bằng tay thì mới cảm nhận được nhiệt và đánh hương cho những búp chè trong thời gian từ 15 - 20 phút. Khi người nghệ nhân nhìn thấy chè Tân Cương chuyển dần sang mầu mốc cau và thấy có mùi hương cốm bốc lên thì chè của Hãng Chính Chè đã đạt tiêu chuẩn Chè Tân Cương Thượng hạng.
Trong toàn bộ các công đoạn chế biến chè Tân Cương Thượng hạng của Hãng Chính Chè, từ khi búp chè như ngọn rau tươi đến khi các cánh chè khô kiệt, thì việc lấy hương đòi hỏi sự tinh luyện, sự thành thạo trong thao tác đã biến những người sản xuất thành các nghệ nhân đó là nghệ nhân của Hãng Chính Chè.
Việc hái chè, xao chè sao cho thơm và chuẩn vị là một chuyện; Việc pha chè, thưởng thức chè lại đòi hỏi thêm nhiều kỹ năng công phu khác, thói quen uống trà của người Việt đã có từ lâu đời, giản đơn, mộc mạc và chứa đầy nghĩa tình, chỉ có điều cách pha trà cũng phải có các quy tắc nhất định để có ấm trà ngon, đồng thời cũng là cách trân trọng những giọt mô hôi và công sức của người làm chè.
Trước khi pha chè, ấm và chén phải được tráng trong nước sôi cho nóng đều, chè được cho vào ấm và châm nước. Lần một gọi là "Cao sơn trường thuỷ" rồi chắt ra ngay đây là thao tác tráng trà nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. Lần hai đổ nước vào ấm gọi là "Hạ sơn nhập thuỷ" nên đổ nước gần đầy miệng ấm để một khoảng không cho hơi trà bốc lên rồi lại nhỏ giọt xuống. Khi mở nắp ấm trà hương trà được ủ trong khoảng không ấy cũng thoát ra cho không gian cho thêm phần thơm tho, ấm cúng. Trà sẽ được ủ trong thời gian 2 - 3 phút để vị trà ngấm vào nước, đó cũng là lúc mọi câu chuyện hàn huyên được bắt đầu.
Có đi thì mới thấy, mới biết để có một ấm trà Tân Cương Thượng hạng do Hãng Chính Chè làm ra cũng phải mất rất nhiều thời gian công sức và rất nhiều vất vả thế nên chẳng ai có thể vội vàng hay bực tức mỗi khi thưởng thức một ấm trà, ấm trà khi đó không đơn thuần là một loại thức uống mà giống như một liều thuốc xua tan bực dọc và mệt mỏi. Trong những buổi chiều tà, chén trà trở thành cầu nối giữa hàng xóm láng giềng, giữa ông bà và con cháu, cũng có khi lại là chất xúc tác cho ván cờ của hai cụ già thêm phần thú vị. Có lẽ chính vì lý do đó người Việt không bao giờ bỏ được Chè Tân Cương, một loại thức uống đơn giản, dân giã, hiện diện ở khắp nơi và chứa đựng biết bao nét văn hoá đẹp đẽ của người dân đất Việt.
Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi men theo những con đường bê tông quanh co giữa những đồi chè để tìm gặp một người Thầy giáo 70 tuổi, người đã cùng những thế hệ học trò của mình sinh ra, lớn lên, trưởng thành và làm việc bên những vườn chè, người sẽ kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về những cây chè đó là thầy Nguyễn Đình Đài.
Bác ơi con đang rất muốn tìm hiểu về những cây chè, cây chè đã có mặt ở vùng đất Thái Nguyên từ bao giờ? Ai là người đem cây chè về với vùng đất Thái Nguyên?Năm 1922, chính thức được thành lập Xã Tân Cương do ông Tuần phủ Nguyễn Đình Tuân ký quyết định. Từ năm 1922 trở đi, dưới sự quản lý của Tuần phủ thấy vùng đất này rất rộng, điều kiện kinh tế đồi núi lại là vùng bán sơn địa nhưng bà con rất nghèo đói. Ông Tuần phủ Nguyễn Đình Tuân đã từng công tác ở nhiều Tỉnh, đi nhiều nơi... và đã từng đi qua vùng đất Phú Thọ, ông Tuần phủ thấy Phú Thọ có giống chè trung du trồng rất là tốt, nên đã bàn với các Cụ ở trong làng trong đó có ông Đội Năm về việc đưa cây chè ở Phú Thọ về trồng tại Tân Cương và được mọi người nhất trí.
Được sự hỗ trợ của Ông Tuần phủ Nguyễn Đình Tuân, đoàn người trong đó có ông Đội Năm - Vũ Văn Hiệt đã lên đường đi sang bên Phú Hộ - Phú Thọ để lấy giống chè về, thời gian đi lấy giống là năm 1925. Dưới bàn tay chăm sóc và đặc biệt với vùng đất mới chưa được ai khai phá, đất đai thổ nhưỡng và độ phì nhiêu tốt nên cây chè Phú Thọ về Tân Cương phát triển rất nhanh. Đến năm 1930 đã phát triển thành vườn chè tương đối lớn ở vùng Tân Cương, tập trung nhiều nhất là vùng Guộc phát triển sang bên sông là Xóm Bình Định, theo dải bờ Sông Công lên Soi Vàng, Đội Cấn, Hồng Thái đều trồng chè. Đến năm 1935 có cuộc thi Đấu Xảo ở Hà Nội, Cụ Hiệt có đem sản phẩm Chè Tân Cương về thi và đoạt giải nhất. Từ đó tiếng chè Tân Cương đã lan truyền ra khắp trong nước và ngoài nước, sau khi cuộc thi đó thì khách Ấn Độ, Trung Quốc... đã đặt hàng, hàng năm xuất khẩu hàng chục tấn chè và hãng chè "Con Hạc" của Cụ Đội Năm đã trở thành thương hiệu chính của Thái Nguyên lúc bấy giờ.
Khi đi trên những con đường nhỏ vòng quanh những đồi chè Tân Cương, nếu đứng từ xa nhìn về phía những dãy chè, sẽ thấy một màu xanh bạt ngàn trải dài khắp trên triền đồi này qua những triền đồi khác cứ tít tắp không ngừng, dưới ánh nắng ban mai những đồi chè như tấm màn nhung, óng ánh sắc xanh tuyệt đẹp. Thế nhưng khi đến gần những gốc chè mới thấy, khác với những màu xanh tươi mát và mơn mởn của những búp chè phía trên ngọn, dưới gốc là những gốc chè Tân Cương xù xì cắm rễ sâu trên nền đất khô khốc đầy cát và sỏi. Đó là do chất đất của Tân Cương và do vùng tiểu khí hậu của Tân Cương, Tân Cương là vùng đất bán sơn địa, dòng sông Công chia Xã Tân Cương làm hai phần, phía Tây là rừng nguyên sinh, phía Đông là những đồi gò bát úp, trong đó chủ yếu những dãy đó là những dãy phù sa cổ, những lớp mùn được tích tụ nhiều năm, đất ở đây là đất pararit màu vàng, đất rất phù hợp với cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. Đặc biệt Tân Cương có dãy núi Tam Đảo ở phía Tây chắn nắng vào buổi chiều nên làm cho chất lượng cây chè luôn ổn định. Về cơ bản đó là chất đất, cùng với tính cách cần cù chịu khó và siêng năng thông minh sáng tạo, dưới bàn tay nghệ nhân của người làm chè Tân Cương được tích tụ trong suốt quá trình sản xuất đã có kinh nghiệm hết sức quý báu để làm sản phẩm chè Tân Cương ngày một nổi tiếng và có chất lượng cao hơn. Quả thật, những ngọn chè Tân Cương ở đây rất non và đều đặn, nếu nhẹ tay gắt thử một vài ngọn chè sẽ thấy ngọn chè không quá dai, búp chè xanh mở, lá chè bóng mỡ, mềm và không gai cứng như những lá chè ở nơi khác, khi ngọn chè bị ngắt mùi chè tươi thoát ra thơm nhè nhẹ và thanh khiết rất dễ chịu.
Theo chỉ dẫn của Thầy Đài, chúng tôi tìm đến Hãng Chính Chè tại Hồng Thái 2 Xã Tân Cương, thời gian này cũng là lúc những người công nhân của Hãng Chính Chè đang tất tả chuẩn bị cho công việc đầu tiên trong khâu chế biến đó chính là thu hái chè. Thời xưa, công việc hái chè là do phụ nữ làm, còn xao chè là phần việc của đàn ông. Chè Tân Cương phải hái bằng chính bàn tay của người phụ nữ mới ngon, bởi nó đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cần mẫn, thêm vào đó phải có một chút kiên nhẫn, một chút sự nâng niu dành cho những búp chè Tân Cương.
Chè phải được hái từ tinh sương đến giữa Ngọ, khi mà búp chè chưa bị ánh nắng hút đi lượng hơi nước cần thiết và lá cũng chưa bị bung ra. Thông thường đối với chế biến chè Tân Cương, kỹ thuật hái búp chè là một tôm hai lá, một lá hai chừa để cây chè vẫn đảm bảo tái sinh và phẩm cấp đạt yêu cầu chế biến. Dụng cụ đựng chè mới hái phải đảm bảo sạch, không mùi và có thể che ánh nắng trực tiếp tác động vào búp chè Tân Cương mới hái mà không bị kín quá, chè đựng vào bao ni lông và phơi nắng rất lâu dễ bị ôi chè, phẩm cấp giảm và đặc biệt Hãng Chính Chè không bao giờ hái chè vào ngày mưa vì nước mưa sẽ làm cho Chè Tân Cương giảm chất lượng.
Chè được mang về để khoảng nửa tiếng cho héo lá rồi mang lên bếp lửa xao nhẹ nhàng cho lá tiết ra hơi nước, khi lá chè vừa đủ độ thơm, dẻo... thì mang ra nong tre để vò cho từng búp chè xoắn vào với nhau. Để những xoắn chè Tân Cương xoắn vào nhau thì phải xoa một chiều nhất định và không được xoa ngược lại, công đoạn này cũng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và lâu năm vì chỉ cần xoa mạnh quá hoặc xoa nhẹ quá, và đặc biệt chỉ cần một chút mùi mồ hôi trên tay thôi sẽ làm chè Tân Cương mất mùi đặc trưng của Chè.
Việc xao chè thường do những nghệ nhân lâu năm của Hãng Chính Chè đảm nhiệm, đây là giai đoạn vất vả nhất và cũng là giai đoạn mang tính quyết định của Hãng Chính Chè có ngon và cánh chè có đẹp hay không. Chè Tân Cương có ngon, vị có đượm hay không phụ thuộc vào vị cảm nhận nhiệt của nghệ nhân xao chè, toàn bộ vị chè được vò lại thấm ngược trở lại trong giai đoạn này, chỉ có hơi nước là bốc đi hết, khi xao chè kị nhất là mùi nước hoa, đặc biệt là mùi dầu cù là dễ bị làm chè mất mùi. Chè Tân Cương được xao trên chảo nhôm thật lâu, cho tới khi cánh chè khô quắt lại, lá chè chuyển từ mầu xanh tươi sang mầu đen nhạt là chè đã tương đối khô, người xao chè cũng đã phải trải qua một quá trình làm việc trong nhiệt độ cao và tập trung liên tục. Lúc này, chè Tân Cương được cho ra nong được sàng sẩy để lọc ra những cánh chè không đủ tiêu chuẩn, không xoắn hoặc bị nát quá ra ngoài, nghệ nhân đứng bếp lại chuẩn bị củi lửa cho công đoạn quan trọng nhất quyết định đến mùi thơm của chè Tân Cương đó chính là công đoạn lấy hương. Từ truyền thống từ xưa đến nay các Cụ đã làm là lấy hương, dùng nhiệt vừa phải hay dùng than tàn còn lại ở trên bếp để đánh hương thì mới lên mùi hương cốm của chè, công đoạn này những người nghệ nhân của Hãng Chính Chè phải làm bằng tay thì mới cảm nhận được nhiệt và đánh hương cho những búp chè trong thời gian từ 15 - 20 phút. Khi người nghệ nhân nhìn thấy chè Tân Cương chuyển dần sang mầu mốc cau và thấy có mùi hương cốm bốc lên thì chè của Hãng Chính Chè đã đạt tiêu chuẩn Chè Tân Cương Thượng hạng.
Trong toàn bộ các công đoạn chế biến chè Tân Cương Thượng hạng của Hãng Chính Chè, từ khi búp chè như ngọn rau tươi đến khi các cánh chè khô kiệt, thì việc lấy hương đòi hỏi sự tinh luyện, sự thành thạo trong thao tác đã biến những người sản xuất thành các nghệ nhân đó là nghệ nhân của Hãng Chính Chè.
Việc hái chè, xao chè sao cho thơm và chuẩn vị là một chuyện; Việc pha chè, thưởng thức chè lại đòi hỏi thêm nhiều kỹ năng công phu khác, thói quen uống trà của người Việt đã có từ lâu đời, giản đơn, mộc mạc và chứa đầy nghĩa tình, chỉ có điều cách pha trà cũng phải có các quy tắc nhất định để có ấm trà ngon, đồng thời cũng là cách trân trọng những giọt mô hôi và công sức của người làm chè.
Trước khi pha chè, ấm và chén phải được tráng trong nước sôi cho nóng đều, chè được cho vào ấm và châm nước. Lần một gọi là "Cao sơn trường thuỷ" rồi chắt ra ngay đây là thao tác tráng trà nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. Lần hai đổ nước vào ấm gọi là "Hạ sơn nhập thuỷ" nên đổ nước gần đầy miệng ấm để một khoảng không cho hơi trà bốc lên rồi lại nhỏ giọt xuống. Khi mở nắp ấm trà hương trà được ủ trong khoảng không ấy cũng thoát ra cho không gian cho thêm phần thơm tho, ấm cúng. Trà sẽ được ủ trong thời gian 2 - 3 phút để vị trà ngấm vào nước, đó cũng là lúc mọi câu chuyện hàn huyên được bắt đầu.
Trà ngon được đánh giá theo 4 tiêu chuẩn, đó là: Thanh, Sắc, Vị, Thần
+ Thanh: Nhìn vào chén trà thấy màu xanh, nhìn nghiêng cũng thấy màu hơi óng ánh như mật ong.Văn hoá uống trà Việt Nam không cầu kỳ như trà đạo của Nhật Bản, trà của Trung Quốc... khi cầm chén nước trà lên xoay một vòng, nhìn ngắm chén nước trà và đưa lên mũi ngửi hương thơm của trà, sau đó nhấp một ngụm trà thấy vị ngon vị ngọt của trà ở đầu lưỡi.
+ Sắc: Nhìn vào cánh chè cong như móc câu.
+ Vị: Thơm đậm
+ Thần: Uống xong thấy vị ngọt chát đọng mãi ở trong cổ.
Có đi thì mới thấy, mới biết để có một ấm trà Tân Cương Thượng hạng do Hãng Chính Chè làm ra cũng phải mất rất nhiều thời gian công sức và rất nhiều vất vả thế nên chẳng ai có thể vội vàng hay bực tức mỗi khi thưởng thức một ấm trà, ấm trà khi đó không đơn thuần là một loại thức uống mà giống như một liều thuốc xua tan bực dọc và mệt mỏi. Trong những buổi chiều tà, chén trà trở thành cầu nối giữa hàng xóm láng giềng, giữa ông bà và con cháu, cũng có khi lại là chất xúc tác cho ván cờ của hai cụ già thêm phần thú vị. Có lẽ chính vì lý do đó người Việt không bao giờ bỏ được Chè Tân Cương, một loại thức uống đơn giản, dân giã, hiện diện ở khắp nơi và chứa đựng biết bao nét văn hoá đẹp đẽ của người dân đất Việt.