Giống mới góp phần nâng cao thương hiệu chè Thái
Không thể phủ nhận thương hiệu đã “đóng số” của chè trung du lá nhỏ tại Thái Nguyên. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi đòi hỏi về việc đưa ngành chè trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa cây chè thành cây chủ lực xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu thì việc thay đổi cơ cấu giống trở nên bức thiết.
Sau gần 15 năm nỗ lực thực hiện dự án phát triển chè, chè Thái Nguyên tiếp tục khẳng định được vị thế thủ phủ trà Việt của mình trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất và chất lượng. Tất cả đếu xuất phát từ việc chuyển dịch nhanh và hiệu quả cơ cấu giống trên những nương chè.
Năm 2001 là mốc quan trọng định vị việc bắt tay vào công cuộc thực hiện dự án phát triển chè của tỉnh Thái Nguyên. Mục đích quan trọng của chương trình là cải tạo, trồng mới, trồng thay thế những nương chè trung du già cỗi có năng suất thấp. Từ đó đến nay, diện tích chè giống mới đã chiếm tỷ lệ 56% cơ cấu giống chè trên địa bàn. Thống kê có tới 25 loại giống chè khác nhau đang tồn tại trên nương các nương chè của Thái Nguyên. Một số giống chủ đạo đang tiếp tục người làm chè đón nhận và tin dùng như: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, TRI 777… Ông Nguyễn Tá, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Ngoài những giống chè chủ đạo nói trên, các loại giống khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đáp ứng một bộ phận những khách hàng có nhu cầu đặc biệt.
Nếu như năm 1997, toàn tỉnh mới có 10.952ha chè; năng suất bình quân đạt 31,48 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 25.540 tấn. Thì đến thời điểm hiện tại, Thái Nguyên đã có gần 21.000ha chè, năng suất đạt 111 tạ/ha. Điều đáng nói là diện tích trên vẫn tiếp tục được nâng lên khi số lượng đăng ký trồng mới và thay thế của người dân trong năm 2015 là 1.000ha. Và tất yếu là năng suất, sản lượng cũng sẽ tiếp tục được nâng cao. Việc chuyển dịch mạnh mẽ nói trên cơ bản là do năng suất của các loại chè giống mới cao hơn hẳn so với chè trung du. Trong khi, chè trung du cho năng suất khoảng 70-80 tạ/ha thì năng suất trung bình của chè giống mới đạt từ 100-110 tạ/ha. Cá biệt, chè LDP1 có thể cho năng suất tới 150-160 tạ/ha.
Chè giống mới đã làm thay đổi cục diện thị trường và cả tư duy của nhà quản lý cũng như người làm chè. Không chỉ cho năng suất, sản lượng vượt trội mà chè giống mới cũng mang đến chất lượng cao với giá bán mơ ước cho người làm chè. Cụ thể, từ chỗ giá bán sản phẩm của các vùng chè đặc sản (như Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu thuộc T.P Thái Nguyên) thời điểm 4 năm trước chỉ vào 150.000-200.000 đồng/kg, nay đã nâng lên 350.000-400.000 đồng/kg. Vùng chè Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, T.X Sông Công cũng tăng từ 50.000 - 100.000 đồng/kg lên trên 200.000 đồng/kg. Với vùng chè Định Hóa, Võ Nhai, Phú Bình, trước đây giá bán chỉ vài chục nghìn thì nay đã nâng lên trên 100.000 đồng/kg...
Nhận thấy hiệu quả kinh tế của giống chè cành mang lại, nên người dân rất tích cực hưởng ứng chủ trương chuyển đổi giống chè. Bà Nguyễn Thị Hiển, xóm Đồng Đông, xã Thành Công (Phổ Yên) cho biết: Gia đình tôi có trên 3 sào chè trung du, qua nhiều năm thu hái đã già cỗi, tỷ lệ cho búp thấp, chất lượng không cao. Vừa qua, tôi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng chè do huyện và xã tổ chức và được biết giống chè cành có giá trị kinh tế cao hơn. Bà dự định sau đợt thu hoạch này sẽ thay thế toàn bộ diện tích chè của gia đình bằng giống chè cành.
Huyện Phổ Yên có trên 1.500ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh là 1.300ha. Chè tập trung chủ yếu ở các xã Phúc Thuận, Thành Công, Phúc Tân, Minh Đức và thị trấn Bắc Sơn. Nhằm nâng cao chất lượng chè, huyện đã tập trung đưa các giống chè cành vào trồng thay thế giống chè trung du. Để chủ động trong việc cung ứng các giống chè mới cho người dân, huyện đã đầu tư xây dựng 2 vườn ươm với các giống chè LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Bát Tiên, TRI777, tỷ lệ xuất vườn đạt 95%; có cơ chế hỗ trợ giá giống và mua phân bón theo hình thức trả chậm cho các hộ trồng chè. Từ chương trình hỗ trợ đó, xã Phúc Thuận đã trồng mới, trồng thay thế được trên 400ha, xã Thành Công trồng được trên 100ha... góp phần đưa diện tích chè cành của huyện lên gần 1000ha, chiếm gần 70% tổng diện tích chè.
Ông Lê Thanh Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ cho biết: Chè trung du chủ yếu đáp ứng thị trường nội tiêu, thị hiếu của người sành trà trước đây với cách pha cắm tăm. Chè giống mới có phổ rộng hơn, hương liệu, hương vị đáp ứng được thị hiệu của giới trẻ, vừa đáp ứng thị trường nội tiêu, vừa đáp ững nhu cầu xuất khẩu.
Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Trưởng ban Quản lý Dự án chè nhận xét: Chè giống mới như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên là những dòng chủ đạo với chất lượng đặc biệt, tính chất ưa thâm canh, chống sâu bệnh, giá bán cao sẽ là những giống chè được ưu tiên phát triển trong thời gian tới. Thực tế, hiệu quả của dự án chè tại Thái Nguyên qua các năm đã tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi trong nhân dân trong việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, trồng mới, trồng thay thế và làm ra những sản phẩm chè ngon, chất lượng cũng như giá bán cao.
Có thể thấy, tỉnh ta đã xây dựng được một vùng chè nguyên liệu có sức cạnh tranh lớn. Hiệu quả đó càng củng cố niềm tin thực hiện thắng lợi mục tiêu đến 2020, tỷ lệ chè giống mới của tỉnh đạt 70%, mở ra nhiều triển vọng, tạo uy tín trong việc xây dựng và khẳng định thương hiệu chè Thái Nguyên.
Năm 2001 là mốc quan trọng định vị việc bắt tay vào công cuộc thực hiện dự án phát triển chè của tỉnh Thái Nguyên. Mục đích quan trọng của chương trình là cải tạo, trồng mới, trồng thay thế những nương chè trung du già cỗi có năng suất thấp. Từ đó đến nay, diện tích chè giống mới đã chiếm tỷ lệ 56% cơ cấu giống chè trên địa bàn. Thống kê có tới 25 loại giống chè khác nhau đang tồn tại trên nương các nương chè của Thái Nguyên. Một số giống chủ đạo đang tiếp tục người làm chè đón nhận và tin dùng như: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, TRI 777… Ông Nguyễn Tá, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Ngoài những giống chè chủ đạo nói trên, các loại giống khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đáp ứng một bộ phận những khách hàng có nhu cầu đặc biệt.
Nếu như năm 1997, toàn tỉnh mới có 10.952ha chè; năng suất bình quân đạt 31,48 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 25.540 tấn. Thì đến thời điểm hiện tại, Thái Nguyên đã có gần 21.000ha chè, năng suất đạt 111 tạ/ha. Điều đáng nói là diện tích trên vẫn tiếp tục được nâng lên khi số lượng đăng ký trồng mới và thay thế của người dân trong năm 2015 là 1.000ha. Và tất yếu là năng suất, sản lượng cũng sẽ tiếp tục được nâng cao. Việc chuyển dịch mạnh mẽ nói trên cơ bản là do năng suất của các loại chè giống mới cao hơn hẳn so với chè trung du. Trong khi, chè trung du cho năng suất khoảng 70-80 tạ/ha thì năng suất trung bình của chè giống mới đạt từ 100-110 tạ/ha. Cá biệt, chè LDP1 có thể cho năng suất tới 150-160 tạ/ha.
Chè giống mới đã làm thay đổi cục diện thị trường và cả tư duy của nhà quản lý cũng như người làm chè. Không chỉ cho năng suất, sản lượng vượt trội mà chè giống mới cũng mang đến chất lượng cao với giá bán mơ ước cho người làm chè. Cụ thể, từ chỗ giá bán sản phẩm của các vùng chè đặc sản (như Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu thuộc T.P Thái Nguyên) thời điểm 4 năm trước chỉ vào 150.000-200.000 đồng/kg, nay đã nâng lên 350.000-400.000 đồng/kg. Vùng chè Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, T.X Sông Công cũng tăng từ 50.000 - 100.000 đồng/kg lên trên 200.000 đồng/kg. Với vùng chè Định Hóa, Võ Nhai, Phú Bình, trước đây giá bán chỉ vài chục nghìn thì nay đã nâng lên trên 100.000 đồng/kg...
Nhận thấy hiệu quả kinh tế của giống chè cành mang lại, nên người dân rất tích cực hưởng ứng chủ trương chuyển đổi giống chè. Bà Nguyễn Thị Hiển, xóm Đồng Đông, xã Thành Công (Phổ Yên) cho biết: Gia đình tôi có trên 3 sào chè trung du, qua nhiều năm thu hái đã già cỗi, tỷ lệ cho búp thấp, chất lượng không cao. Vừa qua, tôi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng chè do huyện và xã tổ chức và được biết giống chè cành có giá trị kinh tế cao hơn. Bà dự định sau đợt thu hoạch này sẽ thay thế toàn bộ diện tích chè của gia đình bằng giống chè cành.
Huyện Phổ Yên có trên 1.500ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh là 1.300ha. Chè tập trung chủ yếu ở các xã Phúc Thuận, Thành Công, Phúc Tân, Minh Đức và thị trấn Bắc Sơn. Nhằm nâng cao chất lượng chè, huyện đã tập trung đưa các giống chè cành vào trồng thay thế giống chè trung du. Để chủ động trong việc cung ứng các giống chè mới cho người dân, huyện đã đầu tư xây dựng 2 vườn ươm với các giống chè LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Bát Tiên, TRI777, tỷ lệ xuất vườn đạt 95%; có cơ chế hỗ trợ giá giống và mua phân bón theo hình thức trả chậm cho các hộ trồng chè. Từ chương trình hỗ trợ đó, xã Phúc Thuận đã trồng mới, trồng thay thế được trên 400ha, xã Thành Công trồng được trên 100ha... góp phần đưa diện tích chè cành của huyện lên gần 1000ha, chiếm gần 70% tổng diện tích chè.
Ông Lê Thanh Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ cho biết: Chè trung du chủ yếu đáp ứng thị trường nội tiêu, thị hiếu của người sành trà trước đây với cách pha cắm tăm. Chè giống mới có phổ rộng hơn, hương liệu, hương vị đáp ứng được thị hiệu của giới trẻ, vừa đáp ứng thị trường nội tiêu, vừa đáp ững nhu cầu xuất khẩu.
Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Trưởng ban Quản lý Dự án chè nhận xét: Chè giống mới như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên là những dòng chủ đạo với chất lượng đặc biệt, tính chất ưa thâm canh, chống sâu bệnh, giá bán cao sẽ là những giống chè được ưu tiên phát triển trong thời gian tới. Thực tế, hiệu quả của dự án chè tại Thái Nguyên qua các năm đã tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi trong nhân dân trong việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, trồng mới, trồng thay thế và làm ra những sản phẩm chè ngon, chất lượng cũng như giá bán cao.
Có thể thấy, tỉnh ta đã xây dựng được một vùng chè nguyên liệu có sức cạnh tranh lớn. Hiệu quả đó càng củng cố niềm tin thực hiện thắng lợi mục tiêu đến 2020, tỷ lệ chè giống mới của tỉnh đạt 70%, mở ra nhiều triển vọng, tạo uy tín trong việc xây dựng và khẳng định thương hiệu chè Thái Nguyên.