Ngân hàng với Năm Vì doanh nghiệp
Hạ lãi suất cho vay, nâng hạn mức tín dụng đối với những khoản vay không có tài sản đảm bảo, đơn giản hóa các thủ tục liên quan, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ… là những việc làm đã và đang được nhiều ngân hàng trên địa bàn áp dụng nhằm chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), cũng là cách để các ngân hàng hưởng ứng Năm Vì doanh nghiệp của Chính phủ đưa ra…
Agribank chi nhánh tỉnh hiện đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, đồng thời để thúc đẩy tăng trưởng dư nợ. |
Với hơn 95.000 khách hàng, trong đó có trên 3.000 khách hàng DN, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Thái Nguyên lâu nay vẫn được biết đến có số lượng khách hàng DN nhiều nhất trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh. BIDV Chi nhánh Thái Nguyên hiện có tổng dư nợ trên 5 nghìn tỷ đồng, trong đó có tới 88% dư nợ của DN. Để có được sự tín nhiệm của khách hàng, đặc biệt là DN, trong những năm qua, BIDV đã đưa ra nhiều cơ chế ưu đãi để chia sẻ lợi ích cùng DN, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn như thời gian qua.
Ông Hà Mậu Quý, Giám đốc BIDV Chi nhánh Thái Nguyên cho biết: Ngoài thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi đối với 5 lĩnh vực ưu tiên do Chính phủ quy định, BIDV cũng đã và đang đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng, nhất là những khách hàng DN được BIDV xếp hạng A. Một trong những ưu đãi đó là hạ lãi suất cho vay. Hiện, trong tổng dư nợ của khách hàng DN, có tới 45% đang được Chi nhánh áp dụng cho vay ở mức 7%/năm (vay ngắn hạn) - bằng với mức lãi suất ưu đãi của Chính phủ (trong khi mức cho vay thông thường là từ 8-9,5%/năm). Điều này đồng nghĩa với việc có hàng nghìn DN đang được hưởng mức lãi suất ưu đãi từ BIDV.
Với phương châm hoạt động “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, hưởng ứng Năm Vì doanh nghiệp 2015, BIDV đã và đang đẩy mạnh triển khai một số biện pháp nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho DN, trong đó chú trọng tới việc nâng mức cho vay đối với những khách hàng không có tài sản đảm bảo nhưng có tình hình tài chính tốt. Cụ thể, những DN được BIDV xếp loại 3A sẽ được vay mà không cần tài sản đảm bảo; xếp loại 2A sẽ được vay từ 70-80% không cần tài sản đảm bảo, còn loại 1A là 50%. Đối với DN gặp khó khăn, căn cứ vào tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế, BIDV sẽ tiến hành cơ cấu lại nợ và cơ cấu tài chính trên cơ sở sản xuất, kinh doanh mới và tái cơ cấu về công tác quản trị, điều hành…
Không có số lượng khách hàng DN nhiều như BIDV, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Chi nhánh Thái Nguyên hiện cũng có trên 600 khách hàng là DN, với dư nợ khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ của Chi nhánh. Với quan điểm ngân hàng chỉ tồn tại và phát triển khi khách hàng phát huy được đồng vốn vay, thời gian qua, Agribank đã đưa ra nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho khách hàng. Hiện, Agribank đang triển khai chương trình hạ lãi suất cho vay ở cả 3 kỳ hạn, từ 2,5-3%/năm trong 3 tháng đầu (đối với kỳ ngắn hạn), 6 tháng đầu (đối với trung, dài hạn). Agribank cũng đang xem xét giảm 10% mức lãi suất đang cho vay ở kỳ trung hạn đối với khách hàng truyền thống; xem xét giảm từ 0,5-1%/năm ở kỳ ngắn hạn. Đối với DN, Agribank sẽ xem xét nâng hạn mức tín dụng 1 phần không có đảm bảo tài sản đối với khách hàng truyền thống, có tình hình tài chính tốt. Điển hình như Công ty CP Xuất nhập khẩu Thái Nguyên vừa được Chi nhánh nâng hạn mức cho vay từ 75 lên 100 tỷ đồng.
Theo ông Lã Hùng Cường, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Thái Nguyên, đồng hành cùng khách hàng luôn là phương châm hoạt động của chúng tôi. Trước bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của DN còn yếu, chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục đưa ra nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để giúp DN có điều kiện vượt qua khó khăn, như: Xem xét lại kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ; miễn giảm một phần lãi suất... Ông Lã Hùng Cường cũng nhấn mạnh: Ngân hàng cũng là DN. Ngân hàng chỉ tồn tại và phát triển khi DN làm ăn hiệu quả, và ngược lại. Do đó, chúng tôi luôn hiểu để đảm bảo sự phát triển của cả 2 bên thì lợi ích phải có sự chia sẻ hài hòa, hợp lý. Cũng bởi thế, có những trường hợp, ngân hàng chấp nhận cho vay DN với mức lãi suất bằng mức phí sử dụng vốn của ngân hàng cấp trên (nghĩa là ngân hàng chấp nhận hòa về lãi suất, lỗ về chi phí) để đổi lại chúng tôi thu lại lợi ích từ việc DN sử dụng dịch vụ khác.
Trong số các biện pháp mà BIDV hay Agribank đưa ra cũng đã và đang được một số ngân hàng khác trên địa bàn áp dụng và đều với phương châm tạo thuận lợi tối đa cho người vay. Đồng chí Bùi Văn Khoa, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh cũng khẳng định, chưa bao giờ việc vay vốn ngân hàng lại thuận tiện và mức lãi suất lại thấp như hiện nay. Nhiều ngân hàng thậm chí còn đang thừa vốn và đều muốn tăng trưởng dư nợ. Bởi thế, chỉ những DN không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo hoặc không có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì mới thấy việc vay vốn khó khăn. Hiện, trong tổng số 4.000 DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh có tới trên 90% DN đang có dư nợ tại ngân hàng. Tính đến cuối tháng 3-2015, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 28.000 tỷ đồng, tăng 3,04% so với cuối năm 2014, trong đó cho vay DN chiếm tới gần 60%. Hưởng ứng Năm vì doanh nghiệp của Chính phủ, NHNN Chi nhánh tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo, động viên các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cho vay, hạ lãi suất trên tinh thần ủng hộ, giúp đỡ DN, nhất là những DN có phương án sản xuất - kinh doanh mới, hiệu quả sẽ được vay mà không cần hoặc chỉ cần một phần tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo được hình thành trong tương lai; khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay theo chuỗi liên kết để giúp DN thuận tiện hơn trong quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm... NHNN cũng đang nghiên cứu, đánh giá lại một số chương trình cho vay để trên cơ sở đó khắc phục những mặt còn tồn tại, nhằm giúp DN tiếp cận và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, không phải những ưu đãi mà các ngân hàng đang triển khai thì DN nào cũng có cơ hội nhận được, hoặc nếu có cũng chỉ được một phần nếu như đó không phải là những DN có tình hình tài chính tốt và minh bạch… Qua trao đổi với lãnh đạo nhiều ngân hàng, một trong những lời khuyên được đưa ra đối với các DN đó là cần lựa chọn những ngân hàng có uy tín để thực hiện các giao dịch và trở thành khách hàng truyền thống của họ, vì như thế, DN không những được hưởng tối đa các chế độ đãi ngộ mà còn được các ngân hàng trách nhiệm hơn trong quá trình hoạt động, nhất là khi DN gặp khó khăn.
Ông Hà Mậu Quý, Giám đốc BIDV Chi nhánh Thái Nguyên cho biết: Ngoài thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi đối với 5 lĩnh vực ưu tiên do Chính phủ quy định, BIDV cũng đã và đang đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng, nhất là những khách hàng DN được BIDV xếp hạng A. Một trong những ưu đãi đó là hạ lãi suất cho vay. Hiện, trong tổng dư nợ của khách hàng DN, có tới 45% đang được Chi nhánh áp dụng cho vay ở mức 7%/năm (vay ngắn hạn) - bằng với mức lãi suất ưu đãi của Chính phủ (trong khi mức cho vay thông thường là từ 8-9,5%/năm). Điều này đồng nghĩa với việc có hàng nghìn DN đang được hưởng mức lãi suất ưu đãi từ BIDV.
Với phương châm hoạt động “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, hưởng ứng Năm Vì doanh nghiệp 2015, BIDV đã và đang đẩy mạnh triển khai một số biện pháp nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho DN, trong đó chú trọng tới việc nâng mức cho vay đối với những khách hàng không có tài sản đảm bảo nhưng có tình hình tài chính tốt. Cụ thể, những DN được BIDV xếp loại 3A sẽ được vay mà không cần tài sản đảm bảo; xếp loại 2A sẽ được vay từ 70-80% không cần tài sản đảm bảo, còn loại 1A là 50%. Đối với DN gặp khó khăn, căn cứ vào tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế, BIDV sẽ tiến hành cơ cấu lại nợ và cơ cấu tài chính trên cơ sở sản xuất, kinh doanh mới và tái cơ cấu về công tác quản trị, điều hành…
Không có số lượng khách hàng DN nhiều như BIDV, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Chi nhánh Thái Nguyên hiện cũng có trên 600 khách hàng là DN, với dư nợ khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ của Chi nhánh. Với quan điểm ngân hàng chỉ tồn tại và phát triển khi khách hàng phát huy được đồng vốn vay, thời gian qua, Agribank đã đưa ra nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho khách hàng. Hiện, Agribank đang triển khai chương trình hạ lãi suất cho vay ở cả 3 kỳ hạn, từ 2,5-3%/năm trong 3 tháng đầu (đối với kỳ ngắn hạn), 6 tháng đầu (đối với trung, dài hạn). Agribank cũng đang xem xét giảm 10% mức lãi suất đang cho vay ở kỳ trung hạn đối với khách hàng truyền thống; xem xét giảm từ 0,5-1%/năm ở kỳ ngắn hạn. Đối với DN, Agribank sẽ xem xét nâng hạn mức tín dụng 1 phần không có đảm bảo tài sản đối với khách hàng truyền thống, có tình hình tài chính tốt. Điển hình như Công ty CP Xuất nhập khẩu Thái Nguyên vừa được Chi nhánh nâng hạn mức cho vay từ 75 lên 100 tỷ đồng.
Theo ông Lã Hùng Cường, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Thái Nguyên, đồng hành cùng khách hàng luôn là phương châm hoạt động của chúng tôi. Trước bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của DN còn yếu, chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục đưa ra nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để giúp DN có điều kiện vượt qua khó khăn, như: Xem xét lại kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ; miễn giảm một phần lãi suất... Ông Lã Hùng Cường cũng nhấn mạnh: Ngân hàng cũng là DN. Ngân hàng chỉ tồn tại và phát triển khi DN làm ăn hiệu quả, và ngược lại. Do đó, chúng tôi luôn hiểu để đảm bảo sự phát triển của cả 2 bên thì lợi ích phải có sự chia sẻ hài hòa, hợp lý. Cũng bởi thế, có những trường hợp, ngân hàng chấp nhận cho vay DN với mức lãi suất bằng mức phí sử dụng vốn của ngân hàng cấp trên (nghĩa là ngân hàng chấp nhận hòa về lãi suất, lỗ về chi phí) để đổi lại chúng tôi thu lại lợi ích từ việc DN sử dụng dịch vụ khác.
Trong số các biện pháp mà BIDV hay Agribank đưa ra cũng đã và đang được một số ngân hàng khác trên địa bàn áp dụng và đều với phương châm tạo thuận lợi tối đa cho người vay. Đồng chí Bùi Văn Khoa, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh cũng khẳng định, chưa bao giờ việc vay vốn ngân hàng lại thuận tiện và mức lãi suất lại thấp như hiện nay. Nhiều ngân hàng thậm chí còn đang thừa vốn và đều muốn tăng trưởng dư nợ. Bởi thế, chỉ những DN không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo hoặc không có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì mới thấy việc vay vốn khó khăn. Hiện, trong tổng số 4.000 DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh có tới trên 90% DN đang có dư nợ tại ngân hàng. Tính đến cuối tháng 3-2015, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 28.000 tỷ đồng, tăng 3,04% so với cuối năm 2014, trong đó cho vay DN chiếm tới gần 60%. Hưởng ứng Năm vì doanh nghiệp của Chính phủ, NHNN Chi nhánh tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo, động viên các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cho vay, hạ lãi suất trên tinh thần ủng hộ, giúp đỡ DN, nhất là những DN có phương án sản xuất - kinh doanh mới, hiệu quả sẽ được vay mà không cần hoặc chỉ cần một phần tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo được hình thành trong tương lai; khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay theo chuỗi liên kết để giúp DN thuận tiện hơn trong quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm... NHNN cũng đang nghiên cứu, đánh giá lại một số chương trình cho vay để trên cơ sở đó khắc phục những mặt còn tồn tại, nhằm giúp DN tiếp cận và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, không phải những ưu đãi mà các ngân hàng đang triển khai thì DN nào cũng có cơ hội nhận được, hoặc nếu có cũng chỉ được một phần nếu như đó không phải là những DN có tình hình tài chính tốt và minh bạch… Qua trao đổi với lãnh đạo nhiều ngân hàng, một trong những lời khuyên được đưa ra đối với các DN đó là cần lựa chọn những ngân hàng có uy tín để thực hiện các giao dịch và trở thành khách hàng truyền thống của họ, vì như thế, DN không những được hưởng tối đa các chế độ đãi ngộ mà còn được các ngân hàng trách nhiệm hơn trong quá trình hoạt động, nhất là khi DN gặp khó khăn.