Cây chè Thái Nguyên và nét văn hóa lâu đời của người Việt
Từ bao đời nay, cây trà đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt. Trà hiện diện trong mọi gia đình người Việt. Khách đến nhà người ta mời trà để mở đầu câu chuyện. Có thể nói uống trà đã trở thành một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Nhân dịp Festival Văn hóa Trà Thái Nguyên sắp được khai mạc vào ngày 09/11 tới đây, chúng ta hãy cùng nhìn lại nét văn hóa hấp dẫn này và tìm hiểu những di sản văn hóa trà hiện còn đang được lưu giữ tại mảnh đất Thái Nguyên hiện nay.
Chưa có ai xác định được thời gian chính xác từ bao giờ cây chè đã gắn bó với cuộc sống của người Việt. Chỉ biết rằng đã từ lâu lắm người ta đã quen với việc mời khách đến nhà một chén trà để thể hiện tấm lòng của gia chủ; chén trà sau bữa cơm tối cùng gia đình làm tăng thêm không khí gần gũi, đầm ấm. Và trà có mặt ở mọi sự kiện quan trọng từ ma chay, cưới xin, cho tới giỗ chạp. Mà trà ngon nhất thì chỉ có ở vùng Thái Nguyên. Các sử gia triều Nguyễn cách đây hơn 300 năm cũng đã khẳng định vùng đất Thái Nguyên không chỉ là vùng trồng chè lâu đời có sản lượng cao nhất cả nước mà vị trà cũng ngon nhất.
Ông Mông Nông Vũ, nhà nghiên cứu Trà Thái Nguyên cho biết: “Theo tôi, điều quan trọng nhất là người nông dân trồng chè phải hiểu được cây chè của mình. Từ đó, họ biết bón phân bao nhiêu thì trà sẽ ngon, thu hái lúc nào là thích hợp nhất chứ không phải muốn thu lúc nào cũng được”.
Đến với Thái Nguyên trong dịp Festival Trà Thái Nguyên Việt Nam lần thứ 2, khai mạc từ 9/11 tới đây, du khách sẽ không chỉ được tham quan những đồi chè bát ngát của vùng chè Tân Cương nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, thưởng thức hương vị những loại trà ngon nhất được sao tẩm bởi những nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm của Thái Nguyên, hay cùng khám phá những cách pha trà tinh tế, mà nếu muốn tìm hiểu về lịch sử cây chè ở vùng đất này, mọi người cũng có thể thỏa mãn bằng việc tìm tới với Bảo tàng Trà Thái Nguyên. Với hàng trăm hiện vật khác nhau, Bảo tàng là nơi gói ghém phần nào cái văn hóa trà đã được hình thành nhiều thế kỷ ở đây.
Ông Bùi Huy Toàn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên nói: “Qua 2 năm hoạt động chúng tôi đã đón rất nhiều khách trong nước và quốc tế. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm và bổ sung tư liệu trưng bày của Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung”.
Ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: “Những Festival trà được tổ chức thường niên sẽ là cơ hội rất tốt để tôn vinh những nghệ nhân, những người gắn bó lâu năm với cây chè. Hơn thế nữ đây cũng là dịp để Thái Nguyên giới thiệu những sản phẩm, những thương hiệu trà của địa phương đến với người dân cả nước cũng như nước ngoài”.
Với diện tích trồng chè chiếm gần 19.000 ha (đứng thứ hai trong cả nước), Thái Nguyên đang là tỉnh dẫn đầu về năng xuất, chất lượng chè, sản lượng đạt 85.000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu 7.200 tấn/năm sang các nước như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Đài Loan, Sri Lanka, Nhật Bản, Pakistan … chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu chè cả nước. Hiện tỉnh đang tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên đã được Chính phủ phê duyệt, gìn giữ thương hiệu "Đệ nhất danh trà" với du khách trong và ngoài nước. Với những người dân nơi đây, cây chè không chỉ là kế sinh nhai, mà còn là những giá trị văn hóa mà nhiều thế hệ ông cha để lại.
Chưa có ai xác định được thời gian chính xác từ bao giờ cây chè đã gắn bó với cuộc sống của người Việt. Chỉ biết rằng đã từ lâu lắm người ta đã quen với việc mời khách đến nhà một chén trà để thể hiện tấm lòng của gia chủ; chén trà sau bữa cơm tối cùng gia đình làm tăng thêm không khí gần gũi, đầm ấm. Và trà có mặt ở mọi sự kiện quan trọng từ ma chay, cưới xin, cho tới giỗ chạp. Mà trà ngon nhất thì chỉ có ở vùng Thái Nguyên. Các sử gia triều Nguyễn cách đây hơn 300 năm cũng đã khẳng định vùng đất Thái Nguyên không chỉ là vùng trồng chè lâu đời có sản lượng cao nhất cả nước mà vị trà cũng ngon nhất.
Ông Mông Nông Vũ, nhà nghiên cứu Trà Thái Nguyên cho biết: “Theo tôi, điều quan trọng nhất là người nông dân trồng chè phải hiểu được cây chè của mình. Từ đó, họ biết bón phân bao nhiêu thì trà sẽ ngon, thu hái lúc nào là thích hợp nhất chứ không phải muốn thu lúc nào cũng được”.
Đến với Thái Nguyên trong dịp Festival Trà Thái Nguyên Việt Nam lần thứ 2, khai mạc từ 9/11 tới đây, du khách sẽ không chỉ được tham quan những đồi chè bát ngát của vùng chè Tân Cương nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, thưởng thức hương vị những loại trà ngon nhất được sao tẩm bởi những nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm của Thái Nguyên, hay cùng khám phá những cách pha trà tinh tế, mà nếu muốn tìm hiểu về lịch sử cây chè ở vùng đất này, mọi người cũng có thể thỏa mãn bằng việc tìm tới với Bảo tàng Trà Thái Nguyên. Với hàng trăm hiện vật khác nhau, Bảo tàng là nơi gói ghém phần nào cái văn hóa trà đã được hình thành nhiều thế kỷ ở đây.
Ông Bùi Huy Toàn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên nói: “Qua 2 năm hoạt động chúng tôi đã đón rất nhiều khách trong nước và quốc tế. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm và bổ sung tư liệu trưng bày của Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung”.
Ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: “Những Festival trà được tổ chức thường niên sẽ là cơ hội rất tốt để tôn vinh những nghệ nhân, những người gắn bó lâu năm với cây chè. Hơn thế nữ đây cũng là dịp để Thái Nguyên giới thiệu những sản phẩm, những thương hiệu trà của địa phương đến với người dân cả nước cũng như nước ngoài”.
Với diện tích trồng chè chiếm gần 19.000 ha (đứng thứ hai trong cả nước), Thái Nguyên đang là tỉnh dẫn đầu về năng xuất, chất lượng chè, sản lượng đạt 85.000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu 7.200 tấn/năm sang các nước như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Đài Loan, Sri Lanka, Nhật Bản, Pakistan … chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu chè cả nước. Hiện tỉnh đang tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên đã được Chính phủ phê duyệt, gìn giữ thương hiệu "Đệ nhất danh trà" với du khách trong và ngoài nước. Với những người dân nơi đây, cây chè không chỉ là kế sinh nhai, mà còn là những giá trị văn hóa mà nhiều thế hệ ông cha để lại.