Bản sắc Chè Thái Nguyên - Phần 7

Bản sắc Chè Thái Nguyên - Phần 7

Hãng Chính Chè xin gửi tới Quý Khách hàng bài viết "Bản sắc Chè Thái Nguyên - Phần 7

Văn hóa uống Trà Thái

Ngày nay, chúng ta đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đất nước, sự tất bật khiến cho con người ta luôn thèm một cảm giác thanh thản và nhẹ nhàng để quên đi những giờ phút lao động mệt nhọc và căng thẳng. Bên cạnh đó là, sự chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người trong cuộc sống. Và vì thế, Trà Thái Nguyên ngày càng có vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Khi một người con Thái Nguyên đi xa, luôn tâm niệm trong mình niềm tự hào về “đứa con tinh thần” của vùng đất. Và khi du khách đến thăm Thái Nguyên, hãy thưởng thức chè dù chỉ một lần, cái cảm giác ngây ngất, được đắm mình trong cái ngào ngạt, thơm ngát, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa khắp da thịt, thì lúc đó, bạn đã đến Thái Nguyên rồi đấy! Nghệ thuật uống chè trở thành một “đạo”, và là một thú vui hết sức tao nhã và đôi khi hết sức cầu kì. Có thể nói rằng văn hóa uống trà ở mỗi nơi là mỗi khác, mỗi vùng miền lại có những văn hóa thưởng trà rất riêng, nhưng chúng ta không thể quên đi, bỏ qua văn hóa thưởng trà của người Thái Nguyên, bởi đây là cái nôi đã hình thành nên lịch sử của những cây chè, khi du nhập từ nước ngoài về, cũng từ đó văn hóa uống trà của người Thái Nguyên hình thành và tạo nên một nét văn hóa mới trong nghệ thuật uống của người Việt nói chung. Với người Thái nguyên uống là một nghệ thuật và là một nét văn hóa cần phải được quan tâm, họ ý tứ trong từng cử chỉ và dáng điệu, từ cách tráng ấm, cho trà vào ấm chén, rót trà mời khách, rồi đến cách cầm chén trà, cách uống trà, điệu bộ khi uống cũng phải tươi tắn, thoái mái để có thể cảm nhận được hết cái hương vị ngọt ngào của chén trà. Tất cả những cái đó đã tạo nên một nét văn hóa đặc trưng riêng và làm nên bản sắc văn hóa Trà Thái nói riêng và văn hóa Trà Việt nói chung.
Uống trà là cả một nghệ thuật, không phải ai cũng đều biết được nghệ thuật uống trà này. Các chân trà nhân Thái Nguyên ngàn xưa và ngày nay vẫn rất chú ý đến nghệ thuật thưởng thức trà với nhiều loại trà cụ cần thiết, để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm về trà giống như các thiền sư, đây cũng là một nét văn hóa rất riêng trong cách thưởng thức trà của người Thái Nguyên. Dùng thìa gỗ hoặc tre múc trà cho vào ấm được gọi là Ngọc diệp hồi cung. Ðể có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm ấm lên bằng nước sôi. Ðiều này có dụng ý là giữ cho nước trong bình pha luôn luôn có độ nóng cao nhất. Trà khô bỏ vào bình loại đất nung nhỏ cao cỡ 1/3 bình. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là Cao sơn trường thuỷ, dùng vòi nước sôi mắt cua giội từ trên cao xuống nhằm tạo ra một lực làm tan bụi bẩn trong trà. Người ta châm một ít nước sôi vào bình trà rồi chắt ngay ra, đổ đi nước đầu này để loại hết bụi bẩn trong trà và trà khô trong bình kịp thấm không nổi lềnh bềnh nữa. Trà nước hai là lần đổ nước thứ hai vào ấm hạ sơn nhập thuỷ, đổ nước cao tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bọt bẩn trào ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp, cũng nhằm giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước trà chuẩn nhất được tạo ra trong vòng 60-90 giây này thực sự tạo ra mùi vị thơm tho tuyệt diệu từ các cánh trà. Khi dùng trà, phải rót sao cho các chén trà đều có nồng độ như nhau bằng cách kê khít các miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng đều các chén. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén Tướng (chén tống) rồi chia đều ra các chén quân. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hơi mất thời gian. Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là Tam long giá ngọc, người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống đưa chén sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải. Cầm chén uống trà phải quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng hớp một hớp nhỏ – Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùng che miệng khi uống trà là vậy – Che miệng khi ăn, uống, cười, nói trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt nước bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Đó là những nét độc đáo trong nghệ thuật uống Trà của người Thái Nguyên, nét văn hóa đặc trưng ấy đã làm nên một bản sắc bản sắc văn hóa rất riêng và khác biệt cho những con người nơi đây. Đồng thời nó cũng là thước đo cho sự phát triển của một nền văn hóa của một dân tộc, một quốc gia hay một khu vực.

Những kiêng kị khi uống Trà

Tránh đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng. Một số người có thói quen đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng để uống. Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá chè hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá chè cũng bị phân hủy.
Nét văn hóa đặc trưng trong cách thưởng thức Trà của người Thái Nguyên
Nếu cứ uống trà theo cách đó, không những nước chè có vị đắng chát, mà còn làm giảm chất dinh dưỡng có trong lá chè, gây hại cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà nước sôi pha trà cũng nên giữ ở 80°C là tốt nhất.

Không nên nhai nuốt lá chè

Nhai sống lá chè rồi nuốt là một thói quen không có lợi. Bởi vì trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá chè bị giải nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.
Loại chất này khó tan trong nước nên khi pha trà uống, chất này không vào cơ thể được, nhưng nếu nhai nuốt trực tiếp nó sẽ vào gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.

Không nên uống trà đặc quá

Trong nước chè thái nguyên đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt là uống trà đặc trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.
Ngoài ra axit tannic trong nước chè đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.

Không nên uống trà lúc đói

Khi đói bụng uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Do lúc đói hiệu suất hấp thu cao, nên một lượng lớn thành phần không có lợi trong lá chè được hấp thu vào trong máu, gây nên hiện tượng “say chè”.

Không uống trà ngay sau bữa ăn

Trong lá chè có nhiều axit tanna, sau khi ăn uống trà ngay, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit tanna, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.
Các tính toán cho thấy: Nếu sau bữa ăn pha 15g chè uống, lượng hấp thu sắt trong thức ăn sẽ giảm thấp 50%, lâu ngày như vậy dễ sinh chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Không nên uống nước trà pha để lâu

Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine trong nước chè tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng, nhất là hãm trong phích nước nóng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy.
Lượng axit tannic trong nước chè để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric. Do vậy, pha trà sau 4-6 phút uống là tốt nhất.

Sau khi ăn thịt dê, thịt chó không nên uống trà ngay

Thịt dê, thịt chó là loại thực phẩm giàu đạm, còn trong lá chè có nhiều axit tannic.
Nếu sau khi ăn thịt dê thịt chó lại uống nước trà ngay, axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin, đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.

Không dùng nước trà để uống thuốc

Nhiều người có thói quen dùng nước chè để uống thuốc hoặc uống thuốc xong lại uống trà ngay. Làm như vậy là không khoa học, bởi lẽ khi pha trà các chất có trong lá chè như axit tannic, theine, caffeine… và một số vitamine được hòa tan trong nước, nên khi dùng nước chè uống thuốc, các thành phần trong nước chè và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu