Dòng thời gian
Người Việt Nam chúng ta vốn vẫn sử dụng chè xanh làm thức uống chính trong đời sống thường ngày. Đây là một truyền thống văn hóa có từ xa xưa, mọi vùng miền của đất nước người ta đều uống trà, dù phong cách và sở thích có khác nhau. Tuy nhiên trồng chè và chế biến trà có xuất xứ từ miền núi phía Bắc, mà nổi tiếng nhất trong đó là vùng chè Thái Nguyên. Với đặc điểm thổ nhưỡng thích hợp với cây chè, cộng với những kinh ngiệm và bí quyết chế biến lâu năm mà địa danh này đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm trà thơm ngon thượng hảo hạng.
Vốn là người hay uống trà, lại hâm mộ trà Thái Nguyên mà tôi thường để ý tìm hiểu về giống chè thơm ngon nổi tiếng này. Trà là sản phẩm được chế biến từ cây chè, thông qua một công đoạn sao tẩm kỳ công. Uống trà là một thú chơi thưởng thức tao nhã của các cụ ta xưa, vì vậy mà khi uống người ta thường có một thái độ kính cẩn và khiêm cung khác thường. Người chủ nhà thường mang trà ra mời khi có khách đến chơi nhà, cũng là thứ để bạn bè tri âm tri kỷ cùng nhau ngồi thưởng thức đàm đạo. Cầu kỳ hơn nữa thì nó là một thứ tôn giáo giúp cho người ta có thể giao tiếp với thế giới tự nhiên thanh khiết. Vì vậy mà chè Thái nguyên là sản phẩm đầu tiên của xứ sở ta được vinh dự nhận lãnh sứ mệnh này. Vì rằng với kỹ thuật tạo hương và chất lượng chè thượng hạng, mà khi uống vào tạo cho người ta cảm giác được giao thoa với đất trời tự nhiên, mà xa lánh chốn trần tục. Nói cách khác, việc thưởng thức trà đã được nâng lên thành một thứ tôn giáo, mà người ta thường gọi là trà đạo. Mà có lẽ cầu kỳ nhất trên thế giới là hai đất nước Trung Hoa và Nhật Bản, ở đây người ta có hẳn cả một nghi lễ để thưởng thức trà với nhiều loại trà ngon nổi tiếng khác nhau. Ở nước ta, tuy việc thưởng trà không phức tạp và kỳ công như vậy, nhưng cũng đã trở thành một văn hóa đẹp lâu đời.
Cơ quan tôi có anh Lễ là người Thái Nguyên, vì cũng chỉ hơn tôi 3 – 4 tuổi nên anh em thường chuyện trò thân mật những khi rảnh rỗi. Được biết quê anh cũng là một vùng trồng chè nổi tiếng, nên tôi thường hỏi anh về cây chè Thái Nguyên, cũng như những công đoạn chế biến thứ trà ngon nổi tiếng khắp nơi này. Anh nhiệt tình trả lời và giải đáp những thắc mắc của tôi, tuy nhiên đôi khi thấy tôi hỏi nhiều anh mỉm cười nói:
- Hôm nào mời Chú về nhà anh chơi, tiện thể mà thăm thú và tìm hiểu luôn. Bây giờ có nói cũng không thể hình dung hết được, đến đó anh sẽ dẫn chú đi xem đồi chè và đến thăm những gia đình chế biến chè. Lúc ấy thì chú tha hồ mà hỏi người ta.
Tôi vui mừng và hẹn khi có dịp thì sẽ về nhà anh, mà mục đích chính là để tìm hiểu về đất trồng chè, nơi đã làm ra sản phẩm chè ngon nức tiếng mà tôi luôn hâm mộ này. Người Miền Bắc có câu nói dân dã: “Chè Thái gái Tuyên” để thể hiện sự thừa nhận đối với sản phẩm chè Thái Nguyên thơm ngon. Còn gái Tuyên ở đây là chỉ người con gái xứ Tuyên Quang, những cô gái vùng này thường có nước da trắng ngần với vóc dáng yểu điệu ưa nhìn. So sánh nét xinh đẹp dễ thương của người con gái với hương vị thơm ngon của chè Thái Nguyên cho thấy sự trân trọng của người đời đối với sản phẩm đặc sản của vùng này. Thực là một cách nói tinh tế, khiến cho người ta có một sự liên tưởng đầy thi vị.
Rồi cũng đến ngày mà tôi mong đợi, nhân tiện anh Lễ về nhà có chút việc, hai anh em cùng đèo nhau về nhà anh, thăm xứ sở của cây chè. Vượt chặng đường xa gần cả trăm cây số bằng xe máy, rồi quê anh cũng dần hiện ra trước mắt. Từ phía xa đã thấy những ngọn đồi nhấp nhô, xen lẫn xóm làng ẩn hiện. Lúc đi qua một nhà xưởng với những máy móc dùng để chế biến trà, anh nói với tôi:
- Đây là nhà máy chè mới xây dựng, dân trồng chè trong vùng có thể mang chè búp tươi đến đây nhập cho nhà máy.
Tôi hỏi lại anh:
- Chè nhà máy thì sản phẩm có ngon bằng chè do người dân ở đây chế biến không anh?
Anh trả lời ngay:
- Chè nhà máy sản xuất thì không thể ngon bằng chè do bà con chế biến được, vì mọi người ở đây có bí quyết nên sản phẩm mới ngon và có đặc trưng riêng. Vả lại nhập chè búp cho nhà máy chỉ để giải quyết khâu thừa nguyên liệu thôi, bình thường họ vẫn chế biến tại nhà và tạo nên thương hiệu riêng, vì thế mà có thu nhập cao hơn.
- Hôm nào mời Chú về nhà anh chơi, tiện thể mà thăm thú và tìm hiểu luôn. Bây giờ có nói cũng không thể hình dung hết được, đến đó anh sẽ dẫn chú đi xem đồi chè và đến thăm những gia đình chế biến chè. Lúc ấy thì chú tha hồ mà hỏi người ta.
Tôi vui mừng và hẹn khi có dịp thì sẽ về nhà anh, mà mục đích chính là để tìm hiểu về đất trồng chè, nơi đã làm ra sản phẩm chè ngon nức tiếng mà tôi luôn hâm mộ này. Người Miền Bắc có câu nói dân dã: “Chè Thái gái Tuyên” để thể hiện sự thừa nhận đối với sản phẩm chè Thái Nguyên thơm ngon. Còn gái Tuyên ở đây là chỉ người con gái xứ Tuyên Quang, những cô gái vùng này thường có nước da trắng ngần với vóc dáng yểu điệu ưa nhìn. So sánh nét xinh đẹp dễ thương của người con gái với hương vị thơm ngon của chè Thái Nguyên cho thấy sự trân trọng của người đời đối với sản phẩm đặc sản của vùng này. Thực là một cách nói tinh tế, khiến cho người ta có một sự liên tưởng đầy thi vị.
Rồi cũng đến ngày mà tôi mong đợi, nhân tiện anh Lễ về nhà có chút việc, hai anh em cùng đèo nhau về nhà anh, thăm xứ sở của cây chè. Vượt chặng đường xa gần cả trăm cây số bằng xe máy, rồi quê anh cũng dần hiện ra trước mắt. Từ phía xa đã thấy những ngọn đồi nhấp nhô, xen lẫn xóm làng ẩn hiện. Lúc đi qua một nhà xưởng với những máy móc dùng để chế biến trà, anh nói với tôi:
- Đây là nhà máy chè mới xây dựng, dân trồng chè trong vùng có thể mang chè búp tươi đến đây nhập cho nhà máy.
Tôi hỏi lại anh:
- Chè nhà máy thì sản phẩm có ngon bằng chè do người dân ở đây chế biến không anh?
Anh trả lời ngay:
- Chè nhà máy sản xuất thì không thể ngon bằng chè do bà con chế biến được, vì mọi người ở đây có bí quyết nên sản phẩm mới ngon và có đặc trưng riêng. Vả lại nhập chè búp cho nhà máy chỉ để giải quyết khâu thừa nguyên liệu thôi, bình thường họ vẫn chế biến tại nhà và tạo nên thương hiệu riêng, vì thế mà có thu nhập cao hơn.
Tôi tự nhủ: “À ra thế, thảo nào mà chè ở đây vẫn giữ được sự thơm ngon khác biệt và tiếng tăm lâu bền như vậy!”. Về đến nhà anh thì cũng đã cuối buổi chiều, vì là khu dân cư nên chè không trồng ở đây, khu vực đồi chè cũng cách đây vài ba cây số. Buổi tối, sau khi đã dùng bữa, hai anh em ngồi uống trà, thứ trà đặc sản quê anh. Nhâm nhi chén trà ngon với hương vị đặc trưng ngay trên chính quê hương của cây chè thì thực là thú vị cho khách phương xa. Sau một lúc trò chuyện, anh Lễ nói:
- Tối nay hai anh em đến thăm mấy gia đình chế biến chè, cũng là anh chị em thân quen cả. Nhân tiện chú có thể hỏi họ về những mối quan tâm của mình, để hiểu thêm về chè Thái Nguyên. Sáng mai thì mình đi xem đồi chè, cùng những hộ trồng chè để thấy được vùng nguyên liệu.
Tôi vui vẻ làm theo ý anh. Sau khi uống mấy tuần trà, hai anh em đi bách bộ trong xóm để thăm thú mấy hộ sản xuất chè. Hộ gia đình đầu tiên mà chúng tôi ghé thăm là một chị có bà con với anh Lễ, nhà chị chế biến sản phẩm chè tại nhà, cũng đã có thương hiệu riêng. Sau khi chào hỏi, chúng tôi cùng ngồi vào bàn trò chuyện. Mọi người mời chúng tôi thứ trà có pha đường, mà khi uống thì vừa có vị ngon chát của trà xen lẫn vị ngọt của đường.
- Tối nay hai anh em đến thăm mấy gia đình chế biến chè, cũng là anh chị em thân quen cả. Nhân tiện chú có thể hỏi họ về những mối quan tâm của mình, để hiểu thêm về chè Thái Nguyên. Sáng mai thì mình đi xem đồi chè, cùng những hộ trồng chè để thấy được vùng nguyên liệu.
Tôi vui vẻ làm theo ý anh. Sau khi uống mấy tuần trà, hai anh em đi bách bộ trong xóm để thăm thú mấy hộ sản xuất chè. Hộ gia đình đầu tiên mà chúng tôi ghé thăm là một chị có bà con với anh Lễ, nhà chị chế biến sản phẩm chè tại nhà, cũng đã có thương hiệu riêng. Sau khi chào hỏi, chúng tôi cùng ngồi vào bàn trò chuyện. Mọi người mời chúng tôi thứ trà có pha đường, mà khi uống thì vừa có vị ngon chát của trà xen lẫn vị ngọt của đường.
Chị nói với tôi:
- Ở đây mọi người thường uống trà đường, đây là thức uống rất mát bổ vào mùa hè.
Sau những lời khen ngợi, bày tỏ sự hâm mộ đối với đất chè, tôi hỏi chị:
- Chị có thể cho biết nguyên do để Trà Thái Nguyên thơm ngon hơn Trà của các vùng khác?
Không chút đắn đo, chị trả lời tôi:
- Điểm khác biệt ở đây là kỹ thuật chế biến và chất đất trồng chè, tức là thổ nhưỡng phù hợp với cây chè. Vì vậy mà trà của vùng làm ra có chất lượng thơm ngon như mọi người thường thấy.
Anh Lễ xen vào:
- Về thổ nhưỡng thì chất đất ở đây phù hợp với cây chè, tuy vậy ngay trong vùng đất này cũng có những ngọn đồi cho chất lượng chè khác nhau. Ngọn đồi nào có chất đất tốt thì trồng ra loại chè thượng hảo hạng.
Chị chủ gật đầu xác nhận và nói thêm:
- Ngoài ra thì kỹ thuật chế biến quyết định chất lượng trà. Quan trọng nhất là bí quyết tạo hương, đó chính là điều làm cho chè Thái có hương vị thơm ngon. Chè do nhà máy sản xuất chỉ có ưu điểm là sản phẩm làm ra đồng đều, chứ không thể ngon bằng chè do bà con chế biến thủ công được.
Như vậy là những mối quan tâm, thắc mắc của tôi đã được giải đáp phần nào. Những gia đình khác mà chúng tôi đến thăm đều nhiệt tình giải đáp về mối quan tâm của tôi. Tựu trung lại thì có hai yếu tố chính để làm nên sản phẩm chè Thái Nguyên thơm ngon nổi tiếng: Đó là thổ nhưỡng và kinh nghiệm chế biến trà. Tất cả mọi người làm nghề chè ở đây đều không dấu nổi niềm tự hào về sự ưu đãi của tự nhiên đối với vùng đất này, cùng với sản phẩm chè mà họ làm ra. Riêng tôi thì cho rằng, họ còn có một bí quyết nữa để sản phẩm chè Thái Nguyên trở nên nức tiếng, đó là tình yêu đối với nghề trồng và chế biến chè của họ. Tình yêu đó nâng cánh cho những ước mơ khám phá để ngày càng tạo ra những giống chè mới, cùng sản phẩm trà thơm ngon phục phụ khách hàng, dâng tặng cho đời một thứ thức uống hữu ích và thanh nhã này.
Ở Thái Nguyên có các vùng trồng chè nổi tiếng như Tân Cương, Đồng Hỷ, Phú Lương...; trước đây, chè được trồng dưới hai hình thức: Các hộ gia đình trồng chè trong những khu vườn của mình, dạng này được phổ biến ở vùng Châu thổ Sông Hồng. Dạng thứ hai là cây chè rừng và đồi ở vùng rừng núi phía Bắc, bao gồm các vùng: Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Cạn, Tuyên Quang...; sau này xuất hiện thêm chè được chế biến công nghiệp, làm ra thứ chè đen truyền thống của ta hoặc chè xanh được sao trong chảo theo lối người Tàu. Mới đây người ta phát hiện ra giống chè cổ thuộc huyện Đại Từ - Thái Nguyên. Những cây chè này sinh trưởng ở khu vực rừng già, ở độ cao hơn 850 m so với mực nước biển. Có những cây có đường kính gần 1 m và cao hơn 20 m. Điều đó cho thấy lịch sử trồng chè lâu năm của vùng, cũng như trên đất nước ta.
- Ở đây mọi người thường uống trà đường, đây là thức uống rất mát bổ vào mùa hè.
Sau những lời khen ngợi, bày tỏ sự hâm mộ đối với đất chè, tôi hỏi chị:
- Chị có thể cho biết nguyên do để Trà Thái Nguyên thơm ngon hơn Trà của các vùng khác?
Không chút đắn đo, chị trả lời tôi:
- Điểm khác biệt ở đây là kỹ thuật chế biến và chất đất trồng chè, tức là thổ nhưỡng phù hợp với cây chè. Vì vậy mà trà của vùng làm ra có chất lượng thơm ngon như mọi người thường thấy.
Anh Lễ xen vào:
- Về thổ nhưỡng thì chất đất ở đây phù hợp với cây chè, tuy vậy ngay trong vùng đất này cũng có những ngọn đồi cho chất lượng chè khác nhau. Ngọn đồi nào có chất đất tốt thì trồng ra loại chè thượng hảo hạng.
Chị chủ gật đầu xác nhận và nói thêm:
- Ngoài ra thì kỹ thuật chế biến quyết định chất lượng trà. Quan trọng nhất là bí quyết tạo hương, đó chính là điều làm cho chè Thái có hương vị thơm ngon. Chè do nhà máy sản xuất chỉ có ưu điểm là sản phẩm làm ra đồng đều, chứ không thể ngon bằng chè do bà con chế biến thủ công được.
Như vậy là những mối quan tâm, thắc mắc của tôi đã được giải đáp phần nào. Những gia đình khác mà chúng tôi đến thăm đều nhiệt tình giải đáp về mối quan tâm của tôi. Tựu trung lại thì có hai yếu tố chính để làm nên sản phẩm chè Thái Nguyên thơm ngon nổi tiếng: Đó là thổ nhưỡng và kinh nghiệm chế biến trà. Tất cả mọi người làm nghề chè ở đây đều không dấu nổi niềm tự hào về sự ưu đãi của tự nhiên đối với vùng đất này, cùng với sản phẩm chè mà họ làm ra. Riêng tôi thì cho rằng, họ còn có một bí quyết nữa để sản phẩm chè Thái Nguyên trở nên nức tiếng, đó là tình yêu đối với nghề trồng và chế biến chè của họ. Tình yêu đó nâng cánh cho những ước mơ khám phá để ngày càng tạo ra những giống chè mới, cùng sản phẩm trà thơm ngon phục phụ khách hàng, dâng tặng cho đời một thứ thức uống hữu ích và thanh nhã này.
Ở Thái Nguyên có các vùng trồng chè nổi tiếng như Tân Cương, Đồng Hỷ, Phú Lương...; trước đây, chè được trồng dưới hai hình thức: Các hộ gia đình trồng chè trong những khu vườn của mình, dạng này được phổ biến ở vùng Châu thổ Sông Hồng. Dạng thứ hai là cây chè rừng và đồi ở vùng rừng núi phía Bắc, bao gồm các vùng: Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Cạn, Tuyên Quang...; sau này xuất hiện thêm chè được chế biến công nghiệp, làm ra thứ chè đen truyền thống của ta hoặc chè xanh được sao trong chảo theo lối người Tàu. Mới đây người ta phát hiện ra giống chè cổ thuộc huyện Đại Từ - Thái Nguyên. Những cây chè này sinh trưởng ở khu vực rừng già, ở độ cao hơn 850 m so với mực nước biển. Có những cây có đường kính gần 1 m và cao hơn 20 m. Điều đó cho thấy lịch sử trồng chè lâu năm của vùng, cũng như trên đất nước ta.
-----o0o-----
Cây chè có xuất xứ sớm nhất thì phải nói đến Trung Quốc. Trên đất nước rộng lớn với nền văn minh lâu đời này có những vùng trồng và sản xuất chè nổi tiếng như: Chiết Giang, Giang Tô, Phúc Kiến, An Huy, Hồ Nam, Quý Châu...; Tại đây là nơi làm ra những sản phẩm trà ngon lừng danh khắp thế giới: Long Tỉnh, Hồng Trà, Bích Loa Xuân, Nham trà...; cách nay mấy ngàn năm, con đường tơ lụa được hình thành (Thế kỷ 2 trước Công nguyên) để chuyên chở tơ lụa và hàng hóa từ đất nước Trung Quốc đi khắp nơi. Con đường tơ lụa nối liền hai lục địa Á – Âu này bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc kinh của Trung Quốc, từ đó đi qua Mông Cổ, Ấn Độ, Tây Á và đến Châu Âu. Sản phẩm Trà của Trung quốc cũng theo con đường Tơ Lụa mà đến với thế giới, đặc biệt là Châu Âu. Người Anh rất hâm mộ những sản phẩm Trà này và đã dùng làm thành một thức uống phổ biến của đất nước, tuy cách uống trà của họ có khác với người Trung Quốc.
Trở lại với đặc sản chè Thái Nguyên ở ta, vốn là niềm tự hào của người Việt. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương nghiệp thì sản phẩm chè Thái Nguyên đã được thế giới biết đến và hâm mộ. Vì thế mà sản phẩm đã bắt đầu nổi tiếng trên thế giới, khiến cho người nước ngoài biết đến một sản phẩm chè ngon của Việt Nam, bên cạnh các tên tuổi trà nổi tiếng khác của người Trung Quốc. Đối với người Việt Nam chúng ta thì chè Thái Nguyên luôn là thương hiệu của riêng người Việt, trong đó chứa đựng những tình cảm gần gũi xen lẫn niềm tự hào trong tâm thức.
Cây chè có xuất xứ sớm nhất thì phải nói đến Trung Quốc. Trên đất nước rộng lớn với nền văn minh lâu đời này có những vùng trồng và sản xuất chè nổi tiếng như: Chiết Giang, Giang Tô, Phúc Kiến, An Huy, Hồ Nam, Quý Châu...; Tại đây là nơi làm ra những sản phẩm trà ngon lừng danh khắp thế giới: Long Tỉnh, Hồng Trà, Bích Loa Xuân, Nham trà...; cách nay mấy ngàn năm, con đường tơ lụa được hình thành (Thế kỷ 2 trước Công nguyên) để chuyên chở tơ lụa và hàng hóa từ đất nước Trung Quốc đi khắp nơi. Con đường tơ lụa nối liền hai lục địa Á – Âu này bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc kinh của Trung Quốc, từ đó đi qua Mông Cổ, Ấn Độ, Tây Á và đến Châu Âu. Sản phẩm Trà của Trung quốc cũng theo con đường Tơ Lụa mà đến với thế giới, đặc biệt là Châu Âu. Người Anh rất hâm mộ những sản phẩm Trà này và đã dùng làm thành một thức uống phổ biến của đất nước, tuy cách uống trà của họ có khác với người Trung Quốc.
Trở lại với đặc sản chè Thái Nguyên ở ta, vốn là niềm tự hào của người Việt. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương nghiệp thì sản phẩm chè Thái Nguyên đã được thế giới biết đến và hâm mộ. Vì thế mà sản phẩm đã bắt đầu nổi tiếng trên thế giới, khiến cho người nước ngoài biết đến một sản phẩm chè ngon của Việt Nam, bên cạnh các tên tuổi trà nổi tiếng khác của người Trung Quốc. Đối với người Việt Nam chúng ta thì chè Thái Nguyên luôn là thương hiệu của riêng người Việt, trong đó chứa đựng những tình cảm gần gũi xen lẫn niềm tự hào trong tâm thức.