Trà sư - Bậc thầy trà đạo
Các bậc trà sư đã cống hiến rất nhiều cho nghệ thuật Nhật Bản. Trên thực tế, khó tìm ra một ngành nghệ thuật nào ở Nhật không mang dấu ấn thiên tài của các trà sư, như nghệ thuật kiến trúc, đồ gốm, hội họa... Họ đã cách tân hoàn toàn cho nền kiến trúc cổ điển cũng như cách trang trí nội thất ở Nhật, và tạo nên một phong cách mới mẻ, ảnh hưởng tới cả việc xây dựng cung điện, đền đài ở Nhật Bản từ sau thế kỷ XVI. Các trà sư đã thiết kế tất cả các khu vườn nổi tiếng ở Nhật Bản.
Một trong những trường phái hội họa lớn nhất ở Nhật thời trước đã khởi nguồn với trà sư Honami Koetsu, một nghệ sĩ sơn mài nổi tiếng đồng thời là nghệ nhân gốm tài năng. Toàn bộ trường phái nghệ thuật Korin là sự biểu hiện của Trà đạo, trên đại thể, trường phái này lúc nào cũng thể hiện được sức sống của tự nhiên.
Tuy nhiên, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Trà sư là tới đời sống và phong cách hành xử của người Nhật. Tác động này không chỉ rõ nét trong các tập quán xã hội lịch sử, mà còn trong việc sắp xếp mọi chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống gia đình. Nhiều món ăn ngon được trà sư nghĩ ra và trình bày, cách ăn mặc trang nhã cũng tới từ lời dạy của trà sư. Trà sư bồi đắp đức tính ưa chuộng sự giản dị bẩm sinh của dân tộc Nhật, và giúp người Nhật học cách cảm nhận cái đẹp trong sự khiêm nhường. Thông qua sự giáo huấn của các trà sư, phong cách Trà đạo đã đi vào cuộc sống của mọi người Nhật Bản.
Tuy nhiên, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Trà sư là tới đời sống và phong cách hành xử của người Nhật. Tác động này không chỉ rõ nét trong các tập quán xã hội lịch sử, mà còn trong việc sắp xếp mọi chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống gia đình. Nhiều món ăn ngon được trà sư nghĩ ra và trình bày, cách ăn mặc trang nhã cũng tới từ lời dạy của trà sư. Trà sư bồi đắp đức tính ưa chuộng sự giản dị bẩm sinh của dân tộc Nhật, và giúp người Nhật học cách cảm nhận cái đẹp trong sự khiêm nhường. Thông qua sự giáo huấn của các trà sư, phong cách Trà đạo đã đi vào cuộc sống của mọi người Nhật Bản.
Bậc trà sư cố gắng sao cho mình không chỉ là một nghệ sĩ mà còn là bản thân nghệ thuật. Đó là quan điểm mỹ học của Thiền. Sự hoàn hảo tồn tại ở mọi nơi, chỉ cần chúng ta lưu tâm nhận biết. Các trà sư Nhật quả quyết rằng ý nghĩa đích thực của nghệ thuật chỉ đến với những người biết thông qua nghệ thuật để tạo nên sức cảm hóa sinh động. Chính vì vậy, trà sư luôn điều chỉnh sinh hoạt của mình theo những chuẩn mức tinh tế mà họ đạt được nơi trà thất. Trong mọi trường hợp, họ chú ý giữ tinh thần thanh mịch, hướng các cuộc chuyện trò sao cho hòa hợp với sự vật chung quanh. Kiểu dáng, màu sắc, trang phục, sự cân bằng của cơ thể, dáng đi đứng... tất cả đều thể hiện nhân cách nghệ thuật của con người. Chỉ người nào biết cách làm cho mình đẹp thì mới có tư cách đến gần cái đẹp.
Và chỉ có ai sống với cái đẹp mới có thể chết trong cái đẹp. Những giây phút cuối cùng của các trà sư cũng thể hiện sự phong nhã thanh cáo của cả cuộc đời họ. Luôn tìm cách sống hài hòa với nhịp điệu vũ trụ, họ sẵn sàng ra đi về chốn hư vô bất cứ lúc nào...
Và chỉ có ai sống với cái đẹp mới có thể chết trong cái đẹp. Những giây phút cuối cùng của các trà sư cũng thể hiện sự phong nhã thanh cáo của cả cuộc đời họ. Luôn tìm cách sống hài hòa với nhịp điệu vũ trụ, họ sẵn sàng ra đi về chốn hư vô bất cứ lúc nào...