Tri thức dân gian bị bỏ quên
Các di sản phi vật thể quốc gia đợt 1 “co cụm” chủ yếu ở loại hình nghệ thuật trình diễn, lễ hội và tín ngưỡng. Trong khi đó, hoàn toàn không có một di sản nào của ngữ văn dân gian và tri thức dân gian.
Những bài thuốc lá xông Sa Pa không chỉ được khách du lịch truyền tai nhau, mà còn xuất hiện ở hội thảo về di sản do UNESCO tổ chức hồi tháng 3 năm ngoái. Tri thức dân gian được coi như một nguồn lực văn hóa có thể mang lại lợi ích kinh tế bền vững. Bản thân UNESCO trong quá trình hoạt động tại Việt Nam cũng có những dự án khuyến khích việc phát triển tri thức dân gian. Thế nhưng, tri thức dân gian - một trong 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể - đã hoàn toàn vắng bóng trong danh sách các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 1.
Những bài thuốc lá xông Sa Pa không chỉ được khách du lịch truyền tai nhau, mà còn xuất hiện ở hội thảo về di sản do UNESCO tổ chức hồi tháng 3 năm ngoái. Tri thức dân gian được coi như một nguồn lực văn hóa có thể mang lại lợi ích kinh tế bền vững. Bản thân UNESCO trong quá trình hoạt động tại Việt Nam cũng có những dự án khuyến khích việc phát triển tri thức dân gian. Thế nhưng, tri thức dân gian - một trong 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể - đã hoàn toàn vắng bóng trong danh sách các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 1.
“Có những tri thức thực sự hữu ích ở tầm quốc gia”, một tiến sĩ nhân học chia sẻ. Nhà nghiên cứu này đưa ví dụ, trận cháy rừng khủng khiếp ở một tỉnh miền núi phía bắc suốt mấy ngày không dập nổi đã phải thua “tri thức dân gian”. “Nước cứu hỏa xối vào liên tục mà lửa vẫn bùng lên. Cuối cùng cách chữa cháy của người Mông được áp dụng. Họ lấy thân cây chuối đập vào đám cháy. Tư thế đập, lựa gió đập thế nào cũng được bà con truyền đời. Cuối cùng lửa tàn”, ông nói.
Di sản ngữ văn dân gian cũng hoàn toàn vắng bóng trong đợt phong danh hiệu này. Di sản đó gồm: thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ dân gian. Chính vì thế, hẳn những người yêu mến sự vui nhộn của bác Ba Phi sẽ cảm thấy tiếc nuối. Những bài vè bạn ruột với tuổi thơ cũng không được tôn vinh. “Nhưng thực sự điều tôi nuối tiếc nhất là sử thi Tây nguyên đã không thể có mặt trong danh sách này”, GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, thở dài. Bản thân ông đã nhiều năm gắn bó với việc sưu tập sử thi Tây nguyên khi còn là Viện trưởng Viện Văn hóa Việt Nam.
Trường hợp sử thi Tây nguyên vắng mặt được ông Thịnh phỏng đoán do thiếu kinh phí. Sau dự án sưu tầm, việc nghiên cứu cũng chưa đủ để có một hồ sơ tốt cho di sản quý giá này. Điều đó có lẽ cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Một ủy viên hội đồng xét duyệt danh sách di sản đợt này cho biết ông nhận thấy sự thiếu vắng hồ sơ mới của các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.HCM. Những địa phương trên đều chỉ mang các di sản cũ từng được vinh danh tham gia xét duyệt. Hà Nội vẫn tiếp tục ca trù và hội Gióng. TP.HCM chỉ gửi đờn ca tài tử đến. “Thực sự tôi chưa thấy sự tích cực của các địa phương trong vinh danh di sản. Nó phần nào thể hiện ý thức di sản”, ông nói.
Một ý kiến khác lại cho rằng việc các địa phương có ít hồ sơ, hoặc hồ sơ chất lượng kém bắt nguồn từ quan hệ lỏng lẻo của địa phương với các nhà nghiên cứu. “Chẳng hạn, nếu muốn tôn vinh Trường Lũy, ngoài tư liệu của Viện Khảo cổ học còn cần kết hợp rất nhiều với kho tư liệu của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp. Do đó, nếu không có thói quen tham vấn khoa học, địa phương khó lòng có bộ hồ sơ tốt”, ý kiến này cho biết. Đáng lo nhất, thiếu thói quen tham vấn khoa học lại cảnh báo điều lớn hơn - liệu di sản có được bảo vệ đúng cách tại địa phương?
Di sản ngữ văn dân gian cũng hoàn toàn vắng bóng trong đợt phong danh hiệu này. Di sản đó gồm: thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ dân gian. Chính vì thế, hẳn những người yêu mến sự vui nhộn của bác Ba Phi sẽ cảm thấy tiếc nuối. Những bài vè bạn ruột với tuổi thơ cũng không được tôn vinh. “Nhưng thực sự điều tôi nuối tiếc nhất là sử thi Tây nguyên đã không thể có mặt trong danh sách này”, GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, thở dài. Bản thân ông đã nhiều năm gắn bó với việc sưu tập sử thi Tây nguyên khi còn là Viện trưởng Viện Văn hóa Việt Nam.
Trường hợp sử thi Tây nguyên vắng mặt được ông Thịnh phỏng đoán do thiếu kinh phí. Sau dự án sưu tầm, việc nghiên cứu cũng chưa đủ để có một hồ sơ tốt cho di sản quý giá này. Điều đó có lẽ cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Một ủy viên hội đồng xét duyệt danh sách di sản đợt này cho biết ông nhận thấy sự thiếu vắng hồ sơ mới của các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.HCM. Những địa phương trên đều chỉ mang các di sản cũ từng được vinh danh tham gia xét duyệt. Hà Nội vẫn tiếp tục ca trù và hội Gióng. TP.HCM chỉ gửi đờn ca tài tử đến. “Thực sự tôi chưa thấy sự tích cực của các địa phương trong vinh danh di sản. Nó phần nào thể hiện ý thức di sản”, ông nói.
Một ý kiến khác lại cho rằng việc các địa phương có ít hồ sơ, hoặc hồ sơ chất lượng kém bắt nguồn từ quan hệ lỏng lẻo của địa phương với các nhà nghiên cứu. “Chẳng hạn, nếu muốn tôn vinh Trường Lũy, ngoài tư liệu của Viện Khảo cổ học còn cần kết hợp rất nhiều với kho tư liệu của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp. Do đó, nếu không có thói quen tham vấn khoa học, địa phương khó lòng có bộ hồ sơ tốt”, ý kiến này cho biết. Đáng lo nhất, thiếu thói quen tham vấn khoa học lại cảnh báo điều lớn hơn - liệu di sản có được bảo vệ đúng cách tại địa phương?