Chiến lược xuất khẩu cây chè Thái Nguyên năm 2015
Do địa hình phong thổ khí hậu thích hợp cho cây chè (trà) phát triển, nên miền Bắc nước Việt hiện nay có nhiều khu vực trồng chè rộng lớn, về diện tích chỉ đứng sau khu vực Lâm Đồng miền Nam, trải từ miền trung du Bắc bộ lên đến tận miền biên giới giáp ranh với Trung Quốc, nơi có những cây trà cổ hàng trăm năm tuổi, phải trèo lên cây, trèo đến tận gọn để hái những lá chè non tươi xanh mơn mởn gọi là trà Shan Tuyết.
Đã từ lâu đời, cây chè trở thành một loại cây nông nghiệp chính, đem thu nhập đến cho người dân, vì cùng một luống chè có thể sản xuất nhiều loại chè với nhiều chất lượng khác nhau, hoặc là tùy theo mùa, chè mùa xuân hay chè mùa hạ, chè hái từng lá búp non hay chè cắt gạt cả cụm, cả lá, cả cành để làm loại chè líp tông túi lọc, rẻ tiền nhưng phẩm chất kém.
Thái Nguyên năm 2015 không chỉ là một thành phố gang thép và thành phố đại học giáo dục đào tạo nổi tiếng như xưa nữa, mà khu vực Thái Nguyên hiện nay có thêm ba lãnh vực phát triển kinh tế rất đáng kể như khu công nghệ Samsung tạo công ăn việc làm cho 80.000 nhân lực, khu công nghệ khai thác khoáng sản titan, wolfram, vàng, thiếc, chì, đồng, kẽm, nikel, thủy ngân ở huyện Đại Từ và khu nông nghiệp chè Thái Nguyên.
Đường quốc lộ 3 mới vừa được xây dựng thành tuyến đường xa lộ với hai chiều, mỗi chiều hai lằn xe, cho chạy với tốc độ 100 cây số giờ, nối khu vực Thái Nguyên với sân bay quốc tế Nội Bài và Hà Nội đã làm cho Thái Nguyên có thêm một tầm quan trọng rất lớn, về địa hình, kinh tế và chính trị, tuy còn có nhiều hậu quả về môi trường và cân bằng xã hội trong quá trình phát triển cần phải được khắc phục nhanh chóng.
Riêng nói về chè, theo thông báo mới nhất năm 2014 toàn tỉnh Thái Nguyên có một diện tích trồng chè rộng đến 21.000 ha với hơn 30 cơ sở kinh tế chè đủ mọi tầm cỡ, từ những cơ sở sản xuất nhỏ chỉ tiêu thụ trong phạm vi địa phương cho đến những cơ sở thu mua, chế biến và xuất khẩu chè. Cùng được có một danh vị „chè Thái Nguyên“ – đệ nhất danh trà Việt Nam – là các sản phẩm chè từ ba khu vực: chè Tân Cương thuộc khu vực hồ Núi Cốc, chè La Bằng-Đại Từ thuộc khu vực sông Công, và chè Minh Lập-Hòa Bình thuộc khu vực sông Cầu. Nổi tiếng nhất là chè Tân Cương trên khắp cả nước.
Tại vùng chè Tân Cương tôi đã đến thăm một cơ sở sản xuất chè móc câu, có tiếng là chè sạch và thơm ngon, sản xuất từ 6 đến 7 tấn chè trên một diện tích là 1 ha, hoàn toàn do thủ công gia đình, có thể nói là thành công 100%, vì trà không kịp bán ra khỏi ngoài địa phận thì đã hết rồi, đến nỗi, lặn mọ đến tận nơi để thăm viếng mà tôi không được cơ sở mời uống thử một chung trà nhỏ cho biết mùi vị. Nhưng những cơ sở tự sản tự phất ấy không phải là nỗi băn khoăn của nhiều người lo lắng cho việc thu nhập và phát triển của nền kinh tế chè, khi thị trường nội địa tiêu thụ không hết sản lượng cung cấp của chè, thì phải nghĩ đến phương án xuất khẩu vừa có lợi về lượng vừa có lợi về thu nhập.
Việc gì cũng thế, nói thì dễ mà làm thì khó, mục đích xuất khẩu chè cũng là một bài toán khó trên nhiều phương diện, mà cái khó nhất và cơ bản nhất là làm sao tìm ra đúng đối tác xuất nhập của mình, không có đối tác thuơng mại thì dù sản phẩm có tốt đến đâu chăng nữa cũng không biết bán cho ai, ở phương trời nào. Ai cũng nghĩ, lễ hội, hội chợ, triển lãm…là những cơ hội thị trường gặp gỡ bốn phương, các đối tác cung cầu sẽ gặp nhau. Nhưng thực tế lại khác, có khi đi hội chợ, lễ hội…như đi chơi cưỡi ngựa xem hoa, gặp người này gặp người kia, cho quân cho lính làm việc, mà tóm lại thì chẳng được việc gì, cả chục lần đi rồi lại về không. Có khi chính người đã tiếp xúc, gặp gỡ được đối tác lại làm hỏng công việc của mình.
Muốn tìm đối tác thì phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ, thị trường sản xuất và sự cạnh tranh ở nơi mình muốn bán hàng đến. Các quan hệ mang tính chất chính trị, ngoại giao cấp bậc quốc gia trên tầm mức kinh tế vĩ mô thường ít mang lại kết quả khả quan, vì một lẽ dễ hiểu là những cơ quan hành chánh chính trị là những cơ quan quản lý thượng tầng, ít tha thiết đên những sự việc cụ thể, những chi tiết của người làm kinh tế, họ chỉ đóng một vai trò nối kết chung chung, và cũng vì lẽ họ luôn chú trọng đến những đề án quan trọng ở tầm mức quốc gia.
Việc xuất khẩu chè từ Việt Nam chưa đạt được sự đánh giá ở tầm mức „cấp quốc gia“ nên phải chú trọng vào sự nghiên cứu thị trường, tìm đối tác ở tầm mức địa phương và vùng.
Khi có đối tác, có phương án xuất khẩu rồi, tức là các khâu thực hiện trên bình diện kinh tế vi mô đã thành hình, thì các cơ quan chính trị ngoại giao hai bên lại có vai trò hỗ trợ cho „thông đường“ trong các khâu xuất, nhập, quan thuế, kiểm tra thành phẩm số lượng hàng hóa…để bên bán giao hàng được đến tận nơi bên mua.
Chè Thái Nguyên nổi tiếng trong nước, nhưng phần thắng lợi về xuất khẩu chè Bắc ở châu Âu lại thuộc về Yên Bái. Tại Đức, chè Yên Bái được giới thiệu là sản phẩm trà ngon xuất cảng duy nhất của Việt Nam, được bầy bán trong những cửa hàng bán trà sang trọng. Tại Pháp trà xanh Yên Bái đã được một cơ sở sản xuất trà có tiếng của Pháp mua để dùng làm nguyên liệu thô, và được giới thiệu là sản phẩm sạch, thiên nhiên (bio). Yên Bái thành công trong công việc kết nối với cơ quan lãnh đạo vùng hành chánh Pháp (Conseil régional), xây dựng được quan hệ với đối tác là một nhà máy sản xuất chè đã có một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường tiêu thụ Pháp từ năm 1892 với những sản phẩm được sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Hiện nay nhà máy chế biến chè của Pháp đã đưa sản phẩm chè xanh sạch của Yên Bái vào quy trình sản xuất của họ để bán trên thị trường tiêu dùng Pháp và xuất khẩu.
Thống kê OMC năm 2013 cho biết Việt Nam đã xuất cảng một số sản lựợng về thực phẩm có trị giá 21.281 triệu đô la Mỹ, và nhập thực phẩm trị giá 9.632 triệu đô la Mỹ trong năm 2012 1). Tuy nhiên các thống kê thế giới đều chỉ có một giá trị tham khảo sơ khởi, vì trường hợp của nhiều quốc gia bán sản phẩm của mình là nguyên liệu thô, rồi được bên mua chế biến lại, cung cấp cho thị trường tiêu thụ dưới một thương hiệu khác của nơi sản xuất/chế biến sau cùng nên bị „mất gốc“ cung cấp đầu tiên. Sự kiện này thường xảy ra trên những trị trường nông/thực phẩm như gạo, cà phê, trà, gia vị, gia cầm…của những quốc gia xuất cảng nông thực phẩm và quặng mỏ các loại, nhưng còn kém phát triển, thiếu khâu kỹ nghệ nhẹ như kỹ nghệ chế biến sản phẩm.
Muốn tăng xuất khẩu, hay muốn nâng giá trị xuất khẩu của sản phẩm chè Thái Nguyên thì các cơ sở Thái Nguyên cần có thêm những sự hỗ trợ của các chuyên gia về thẩm định phẩm chất quốc tế trà Thái Nguyên, về thương mại quốc tế cũng như về nối kết quan hệ đối tác bán/mua cho đúng tầm mức. MTT.
Thái Nguyên năm 2015 không chỉ là một thành phố gang thép và thành phố đại học giáo dục đào tạo nổi tiếng như xưa nữa, mà khu vực Thái Nguyên hiện nay có thêm ba lãnh vực phát triển kinh tế rất đáng kể như khu công nghệ Samsung tạo công ăn việc làm cho 80.000 nhân lực, khu công nghệ khai thác khoáng sản titan, wolfram, vàng, thiếc, chì, đồng, kẽm, nikel, thủy ngân ở huyện Đại Từ và khu nông nghiệp chè Thái Nguyên.
Đường quốc lộ 3 mới vừa được xây dựng thành tuyến đường xa lộ với hai chiều, mỗi chiều hai lằn xe, cho chạy với tốc độ 100 cây số giờ, nối khu vực Thái Nguyên với sân bay quốc tế Nội Bài và Hà Nội đã làm cho Thái Nguyên có thêm một tầm quan trọng rất lớn, về địa hình, kinh tế và chính trị, tuy còn có nhiều hậu quả về môi trường và cân bằng xã hội trong quá trình phát triển cần phải được khắc phục nhanh chóng.
Riêng nói về chè, theo thông báo mới nhất năm 2014 toàn tỉnh Thái Nguyên có một diện tích trồng chè rộng đến 21.000 ha với hơn 30 cơ sở kinh tế chè đủ mọi tầm cỡ, từ những cơ sở sản xuất nhỏ chỉ tiêu thụ trong phạm vi địa phương cho đến những cơ sở thu mua, chế biến và xuất khẩu chè. Cùng được có một danh vị „chè Thái Nguyên“ – đệ nhất danh trà Việt Nam – là các sản phẩm chè từ ba khu vực: chè Tân Cương thuộc khu vực hồ Núi Cốc, chè La Bằng-Đại Từ thuộc khu vực sông Công, và chè Minh Lập-Hòa Bình thuộc khu vực sông Cầu. Nổi tiếng nhất là chè Tân Cương trên khắp cả nước.
Tại vùng chè Tân Cương tôi đã đến thăm một cơ sở sản xuất chè móc câu, có tiếng là chè sạch và thơm ngon, sản xuất từ 6 đến 7 tấn chè trên một diện tích là 1 ha, hoàn toàn do thủ công gia đình, có thể nói là thành công 100%, vì trà không kịp bán ra khỏi ngoài địa phận thì đã hết rồi, đến nỗi, lặn mọ đến tận nơi để thăm viếng mà tôi không được cơ sở mời uống thử một chung trà nhỏ cho biết mùi vị. Nhưng những cơ sở tự sản tự phất ấy không phải là nỗi băn khoăn của nhiều người lo lắng cho việc thu nhập và phát triển của nền kinh tế chè, khi thị trường nội địa tiêu thụ không hết sản lượng cung cấp của chè, thì phải nghĩ đến phương án xuất khẩu vừa có lợi về lượng vừa có lợi về thu nhập.
Việc gì cũng thế, nói thì dễ mà làm thì khó, mục đích xuất khẩu chè cũng là một bài toán khó trên nhiều phương diện, mà cái khó nhất và cơ bản nhất là làm sao tìm ra đúng đối tác xuất nhập của mình, không có đối tác thuơng mại thì dù sản phẩm có tốt đến đâu chăng nữa cũng không biết bán cho ai, ở phương trời nào. Ai cũng nghĩ, lễ hội, hội chợ, triển lãm…là những cơ hội thị trường gặp gỡ bốn phương, các đối tác cung cầu sẽ gặp nhau. Nhưng thực tế lại khác, có khi đi hội chợ, lễ hội…như đi chơi cưỡi ngựa xem hoa, gặp người này gặp người kia, cho quân cho lính làm việc, mà tóm lại thì chẳng được việc gì, cả chục lần đi rồi lại về không. Có khi chính người đã tiếp xúc, gặp gỡ được đối tác lại làm hỏng công việc của mình.
Muốn tìm đối tác thì phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ, thị trường sản xuất và sự cạnh tranh ở nơi mình muốn bán hàng đến. Các quan hệ mang tính chất chính trị, ngoại giao cấp bậc quốc gia trên tầm mức kinh tế vĩ mô thường ít mang lại kết quả khả quan, vì một lẽ dễ hiểu là những cơ quan hành chánh chính trị là những cơ quan quản lý thượng tầng, ít tha thiết đên những sự việc cụ thể, những chi tiết của người làm kinh tế, họ chỉ đóng một vai trò nối kết chung chung, và cũng vì lẽ họ luôn chú trọng đến những đề án quan trọng ở tầm mức quốc gia.
Việc xuất khẩu chè từ Việt Nam chưa đạt được sự đánh giá ở tầm mức „cấp quốc gia“ nên phải chú trọng vào sự nghiên cứu thị trường, tìm đối tác ở tầm mức địa phương và vùng.
Khi có đối tác, có phương án xuất khẩu rồi, tức là các khâu thực hiện trên bình diện kinh tế vi mô đã thành hình, thì các cơ quan chính trị ngoại giao hai bên lại có vai trò hỗ trợ cho „thông đường“ trong các khâu xuất, nhập, quan thuế, kiểm tra thành phẩm số lượng hàng hóa…để bên bán giao hàng được đến tận nơi bên mua.
Chè Thái Nguyên nổi tiếng trong nước, nhưng phần thắng lợi về xuất khẩu chè Bắc ở châu Âu lại thuộc về Yên Bái. Tại Đức, chè Yên Bái được giới thiệu là sản phẩm trà ngon xuất cảng duy nhất của Việt Nam, được bầy bán trong những cửa hàng bán trà sang trọng. Tại Pháp trà xanh Yên Bái đã được một cơ sở sản xuất trà có tiếng của Pháp mua để dùng làm nguyên liệu thô, và được giới thiệu là sản phẩm sạch, thiên nhiên (bio). Yên Bái thành công trong công việc kết nối với cơ quan lãnh đạo vùng hành chánh Pháp (Conseil régional), xây dựng được quan hệ với đối tác là một nhà máy sản xuất chè đã có một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường tiêu thụ Pháp từ năm 1892 với những sản phẩm được sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Hiện nay nhà máy chế biến chè của Pháp đã đưa sản phẩm chè xanh sạch của Yên Bái vào quy trình sản xuất của họ để bán trên thị trường tiêu dùng Pháp và xuất khẩu.
Thống kê OMC năm 2013 cho biết Việt Nam đã xuất cảng một số sản lựợng về thực phẩm có trị giá 21.281 triệu đô la Mỹ, và nhập thực phẩm trị giá 9.632 triệu đô la Mỹ trong năm 2012 1). Tuy nhiên các thống kê thế giới đều chỉ có một giá trị tham khảo sơ khởi, vì trường hợp của nhiều quốc gia bán sản phẩm của mình là nguyên liệu thô, rồi được bên mua chế biến lại, cung cấp cho thị trường tiêu thụ dưới một thương hiệu khác của nơi sản xuất/chế biến sau cùng nên bị „mất gốc“ cung cấp đầu tiên. Sự kiện này thường xảy ra trên những trị trường nông/thực phẩm như gạo, cà phê, trà, gia vị, gia cầm…của những quốc gia xuất cảng nông thực phẩm và quặng mỏ các loại, nhưng còn kém phát triển, thiếu khâu kỹ nghệ nhẹ như kỹ nghệ chế biến sản phẩm.
Muốn tăng xuất khẩu, hay muốn nâng giá trị xuất khẩu của sản phẩm chè Thái Nguyên thì các cơ sở Thái Nguyên cần có thêm những sự hỗ trợ của các chuyên gia về thẩm định phẩm chất quốc tế trà Thái Nguyên, về thương mại quốc tế cũng như về nối kết quan hệ đối tác bán/mua cho đúng tầm mức. MTT.